Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cầu thủ Bùi Tiến Dũng: Từ trung vệ sân cỏ đến "ông vua" kẹo phòng the

(DS&PL) -

Lợi dụng sự nổi tiếng, một số cá nhân đã kết hợp với doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm và quảng cáo không đúng sự thật về công dụng thực tế. Từ đó, lợi dụng để..

<iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/OFDBtL0AWgM" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen></iframe>


Lợi dụng sự nổi tiếng, một số cá nhân đã kết hợp với doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm và quảng cáo không đúng sự thật về công dụng thực tế. Từ đó, lợi dụng để “móc túi” người tiêu dùng. Tình trạng trên đang có xu hướng gia tăng một cách đáng báo động. 


Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện trên các trang mạng xã hội và một số website đang quảng cáo rầm rộ nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ sinh lý cho cánh mày râu. Điều đáng nói, dù những sản phẩm này không phải là thuốc nhưng lại được quảng cáo có tác dụng như thuốc chữa bệnh. Chính vì thế, nhiều khách hàng do “nhẹ dạ cả tin” đã trở thành nạn nhân khi mua phải sản phẩm kém chất lượng hoặc không có tác dụng như quảng cáo.

Hình ảnh sản phẩm mang tên Love Thunder được cầu thủ Bùi Tiến Dũng quảng cáo

Mới đây, một số bạn đọc đã phản ánh tới tòa soạn Tạp chí Đời sống và Pháp luật việc họ bị “sập bẫy” khi mua sản phẩm thực phẩm chức năng có tên “Love Thunder” với giá gần 200.000 đồng cho  1 sản phẩm. Một người tiêu dùng chia sẻ: “Sau khi thấy cầu thủ Bùi Tiến Dũng - Trung vệ đội tuyển bóng đá Quốc gia quảng cáo trên mạng về công dụng của sản phẩm trên, giúp tạo ra cảm giác kích thích, tăng sự hưng phấn, mới lạ cho cả người dùng trong chuyện chăn gối. Đồng thời giúp nam giới lâu xuất tinh khi quan hệ tình dục và được các cặp đôi sử dụng để tạo ra nhiều khoái cảm lạ mà khi quan hệ bình thường không thể có được nên đã mua dùng”. 
Tin tưởng vào sự nổi tiếng của cầu thủ Bùi Tiến Dũng nên người mua không tìm hiểu kỹ sản phẩm. Chỉ đến khi nhận hàng thì họ mới nhận ra bị lừa. Kết quả là “sướng” chưa thấy đâu mà đã ôm cục tức vào người. Bởi sản phẩm trên thực chất là viên kẹo bình thường không có tác dụng gì trong chuyện chăn gối và tăng cường sinh lý… Một số người bức xúc cho rằng, sản phẩm Love Thunder chất lượng không bằng hộp kẹo cao su thông thường. 

Theo tìm hiểu của phóng viên, trên một số Website, sản phẩm mang tên Love Thunder được cầu thủ Bùi Tiến Dũng quảng cáo là do mình nghiên cứu và đã được thử nghiệm trên rất nhiều các cặp vợ chồng, các cặp đôi tình nhân.

Theo giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm số: 10033/2020/ĐKSP, ngày 12/10/2020 do Cục An toàn Thực phẩm Bộ Y tế xác nhận cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ UPMAX, sản phẩm Love Thunder được sản xuất tại Công ty Cổ phần Y Dược Trương Trọng Cảnh. Còn giấy xác nhận nội dung quảng cáo số: 3765/2020/XNQC-ATTP do Cục An toàn Thực phẩm Bộ Y Tế xác nhận cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ UPMAX (địa chỉ tại số 15, ngõ 1, đường Trung Văn, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội) thì sản phẩm Love Thunder chỉ có tác dụng hỗ trợ thơm miệng, mát họng, hỗ trợ giảm mùi hôi do viêm răng miệng. 

Giấy xác nhận nội dung quảng cáo của Cục ATTP - Bộ Y tế cấp cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ UPMAX

Để làm rõ những thông tin trên, phóng viên đã liên hệ với cầu thủ Bùi Tiến Dũng. Tuy nhiên, cầu thủ này luôn tìm cách né tránh và từ chối trả lời những nội dung mà phóng viên đề cập. 

Căn cứ theo quy định tại  Điều 51 Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo thì việc quảng cáo không đúng xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ sẽ bị xử phạt từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Quảng cáo sai sự thật, không đúng quy cách, chất lượng, công dụng, nhãn hiệu, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, xuất xứ, chỉ dẫn địa lý. Quảng cáo lừa dối, gây nhầm lẫn cho công chúng, người tiêu dùng, khách hàng về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo với tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác hoặc lừa dối, gây nhầm lẫn về tính năng, tác dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo.

Tạp chí Đời sống và Pháp luật sẽ tiếp tục thông tin.

Tin nổi bật