Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cậu bé 7 tuổi liệt tứ chi và nghị lực phi thường khi viết chữ bằng miệng

(DS&PL) -

Dù phải nằm học, viết chữ bằng miệng vì chân tay không cử động được nhưng bé Phong rất hăng say học, tiếp thu bài nhanh, luôn được cô giáo khen ngợi.

Dù phải nằm học, viết chữ bằng miệng vì chân tay không cử động được nhưng bé Phong rất hăng say học, tiếp thu bài nhanh, luôn được cô giáo khen ngợi.

Từ khi sinh ra, em Nguyễn Thế Phong (SN 2012), trú xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình mang một cơ thể khuyết tật.

Phong phải dùng cả tay và miệng để viết bài. Ảnh: Thanh Niên.

Cụ thể, Phong bị đa khớp bẩm sinh và bại não vận động khiến tay chân em co quắp, tật nguyền không vận động được.

Chia sẻ trên báo Người Đưa Tin, chị Nguyễn Thị Trúc Phương (SN 1989), mẹ của Phong cho biết, ngày mang thai đứa con đầu lòng được 4 tháng, chị đi khám thì phát hiện cháu bị dị tật, dù được các bác sỹ khuyên không nên giữ nhưng vợ chồng chị vẫn quyết tâm giữ con. Lúc sinh ra, chân tay Phong đều cứng đơ, xếp vòng lại.

Căn bệnh đa khớp bẩm sinh và bại não vận động khiến Phong phải đi bệnh viện bó bột từ khi 2 tháng đến 2 tuổi và từ 2 - 4 tuổi Phong phải trải qua 5 lần mổ khớp đầu gối và khớp bàn chân nên hiện nay mới duỗi ra nhưng vẫn không vận động được.

Sau những chuỗi ngày nằm trong bệnh viện, trở về nhà, cuộc sống của Phong gắn liền với chiếc giường nhỏ bên ô cửa được cắt ra từ một tấm ván làm vách nhà.

Bố mẹ Phong có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương. Sau Phong còn có 2 em, để có thời gian chăm các con, chị Phương ở nhà, mọi gánh nặng kinh tế đều dồn lên vai anh Nguyễn Văn Nhật (SN 1982, bố Phong). Hàng ngày, ngoài đi phụ hồ, anh Nhật còn đi làm keo, ai thuê gì cũng làm chỉ mong có thể nuôi sống gia đình.

Vì thiết tha được học, Phong được bố mẹ và nhà trường tạo điều kiện cho đi học. Em nằm học trên chiếc giường gỗ đặt ở cuối lớp do bố mẹ đóng, đầu chiếc giường có thành cao bằng ván để làm giá kê sách vở.

Dù phải nằm học và chân tay không cử động được nhưng em rất hăng say học, tiếp thu bài nhanh, luôn được cô giáo khen ngợi.

Chiếc giường gỗ đặc biệt của Phong được đặt ở cuối lớp. Ảnh: Người Đưa Tin.

Lần đầu tiên trường tiểu học số 1 Xuân Trạch (Quảng Bình) tiếp nhận, nuôi dạy một học trò khuyết tật tay chân như Phong, nhà trường luôn quan tâm hỗ trợ em. Chia sẻ trên báo Thanh Niên, cô Lê Thị Hiền Bích – giáo viên chủ nhiệm của em Phong tâm sự: “Mặc dù em đi học muộn hơn các bạn 1 tháng nhưng qua sự hỗ trợ, quan tâm của lãnh đạo nhà trường cùng với sự nỗ lực của bản thân nên em đã tiếp thu bài kịp các bạn. Em học bài rất tốt”.

Mỗi ngày Phong được mẹ - chị Nguyễn Thị Trúc Phương bế đi về 4 lượt. Đều đặn hằng ngày, cuối buổi học là chị Phương có mặt tại trường. Khi chưa hết giờ học, chị đứng ngoài cửa sổ lén nhìn con trai mình ở trong lớp mà nghẹn ngào. Chính tình mẫu tử giúp mẹ con chị Phương vượt lên giông bão cuộc đời.

Thanh Tùng (T/h)

Tin nổi bật