Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cảnh sát PCCC Hà Nội rút kinh nghiệm sau vụ cháy quán karaoke

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Giám đốc Cảnh sát PC&CC Hà Nội cũng cho rằng, tình hình cháy, nổ trên địa bàn thành phố còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ và diễn biến phức tạp, trong xu thế gia tăng.

(ĐSPL) - Giám đốc Cảnh sát PC&CC Hà Nội Hoàng Quốc Định cho rằng, tình hình cháy, nổ trên địa bàn thành phố còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ và diễn biến phức tạp, trong xu thế gia tăng. 

Thông tin trên báo Dân trí, ngày 4/11, Cảnh sát PC&CC thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị giao ban công tác phòng cháy, chữa cháy; kiểm điểm, rút kinh nghiệm sau vụ cháy quán karaoke 68 Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội.

Tại Hội nghị giao ban, Cảnh sát PC&CC Hà Nội đã tổ chức đánh giá, liên hệ, kiểm điểm, rút kinh nghiệm về công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ qua vụ cháy kinh hoàng ở quán karaoke ngày 1/11 vừa qua.

Thiếu tướng Hoàng Quốc Định - Giám đốc Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội - nhấn mạnh: “Công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) trong vụ cháy bên cạnh sự cố gắng, nhiệt tình của cán bộ chiến sĩ làm công tác chữa cháy, CNCH còn có những khó khăn, bất cập, tồn tại, hạn chế cần phải nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm”.

Giám đốc Cảnh sát PC&CC Hà Nội cũng cho rằng, tình hình cháy, nổ trên địa bàn thành phố còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ và diễn biến phức tạp, trong xu thế gia tăng. Từ đó Thiếu tướng Hoàng Quốc Định yêu cầu các đơn vị thuộc Cảnh sát PC&CC Hà Nội chấn chỉnh, siết chặt công tác phòng cháy, chữa cháy.

Cụ thể, các đơn vị tổ chức triển khai sâu công tác nghiệp vụ PCCC và CNCH, tập trung ở những địa bàn trọng điểm như: công trình cao tầng, chợ, trung tâm thương mại, nơi tập trung đông dân cư, khu vui chơi giải trí, sinh hoạt công cộng....; tiếp tục siết chặt công tác quản lý nhà nước về PCCC ở các cơ sở trọng điểm, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao, hậu quả nghiêm trọng.

Kiên quyết xử lý các tồn tại vi phạm quy định về an toàn phòng cháy, trường hợp vi phạm nghiêm trọng phải tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động. Trong trường hợp cố tình vi phạm phải báo cáo cấp có thẩm quyền và phối hợp với các cơ quan chức năng có biện pháp xử lý kiên quyết, triệt để. Nghiêm cấm mọi biểu hiện bao che, dung túng cho những việc làm sai quy định về an toàn PCCC.

Trong một diễn biến liên quan, trao đổi trên báo Tiền Phong, ông Trần Việt Hà - Phó Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy cho biết, sau khi kết thúc đợt kiểm tra các quán karaoke , UBND quận tiếp tục tiến hành đợt kiểm tra 382 cơ sở lưu trú là nhà nghỉ, khách sạn nơi cũng tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao.

Liên quan tới thông tin hàng loạt quán hát trên địa bàn được cấp biên bản an toàn PCCC nhưng vẫn vi phạm quy định, thiếu tá Bùi Tuấn Khanh, Phó đội trưởng Đội hướng dẫn kiểm tra an toàn Phòng Cảnh sát PCCC số 3 cho biết, trước ngày 4/12/2015 hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn PCCC đối với loại hình kinh doanh karaoke đều chưa có quy định cụ thể. Chính vì vậy, khi kiểm tra cấp biên bản an toàn PCCC cũng chưa có một cơ sở nào khẳng định đủ điều kiện.

Trước câu hỏi vì sao các quán karaoke lắp biển hiệu bịt kín mặt tiền mà vẫn được cấp phép hoạt động, vị phó đội trưởng này cho hay: “Những biển quảng cáo này không thuộc Phòng Cảnh sát PCCC quản lý. Trong quá trình kiểm tra đơn vị đã có kiến nghị cơ sở phải lắp đặt đúng quy chuẩn và đưa ra khuyến cáo xây tường ngăn cháy để khi xảy ra sự cố không cháy lan từ biển quảng cáo vào trong”.

Điều 23. Phòng cháy đối với công trình cao tầng, công trình trên mặt nước, công trình ngầm, đường hầm, hầm lò khai thác khoáng sản, nhà khung thép mái tôn (Luật Phòng cháy chữa cháy, sửa đổi bổ sung năm 2013)

1. Công trình cao tầng phải có giải pháp chống cháy lan, chống tụ khói, lan truyền khói và hơi độc do cháy sinh ra; bảo đảm các điều kiện thoát nạn an toàn nhằm cứu người, tài sản khi có cháy xảy ra; trang bị hệ thống tự động phát hiện cháy, trang bị phương tiện, hệ thống chữa cháy bảo đảm khả năng tự chữa cháy; sử dụng vật liệu xây dựng khó cháy; không sử dụng vật liệu trang trí nội thất, vật liệu cách âm, cách nhiệt dễ cháy.

2. Công trình trên mặt nước có nguy hiểm về cháy, nổ phải có giải pháp chống cháy lan, phương án, lực lượng, phương tiện bảo đảm tự chữa cháy.

3. Công trình ngầm, đường hầm, hầm lò khai thác khoáng sản phải trang bị phương tiện để phát hiện và xử lý khí cháy, khí độc; phải có hệ thống thông gió, giải pháp chống cháy lan và các điều kiện bảo đảm thoát nạn an toàn, triển khai lực lượng, phương tiện để cứu người, tài sản và chữa cháy.

4. Nhà khung thép mái tôn có diện tích lớn dùng để làm nơi sản xuất, kho chứa hàng dễ cháy, nổ phải có giải pháp chống cháy lan và hạn chế nguy cơ sụp đổ khi xảy ra cháy.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.

Xuân Tùng (Tổng hợp)

Tin nổi bật