Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Căng bạt tránh rét chờ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Người nhà và bệnh nhân nằm ngồi vạ vật từ ghế đá, hành lang…, thậm chí căng lều dựng bạt sinh hoạt ngay tại chân công trình là cảnh tượng phổ biến.

(ĐSPL) –  Người nhà và bệnh nhân nằm ngồi vạ vật từ ghế đá, hành lang…, thậm chí căng lều dựng bạt sinh hoạt ngay tại chân công trình là cảnh tượng phổ biến tại bệnh viện Phụ sản Trung ương.
Tình trạng quá tải tại các bệnh viện lớn từ lâu đã trở nên phổ biến và là vấn đề nhức nhối của các ngành chức năng. Bệnh viện Phụ sản Trung Ương là một trong số những điển hình về quá tải. Việc các thai phụ, bệnh nhân và người nhà thăm nom phải ăn đợi nằm chờ để đến lượt thăm khám đã trở thành cơm bữa.
Xem video:
Nhiều người nhà và bệnh nhân phải nằm ngồi vạ vật từ ghế đá, hành lang…, thậm chí căng lều dựng bạt sinh hoạt ngay tại chân công trình.  Bất chấp cái giá lạnh của mùa đông, hàng trăm người nhà sản phụ cùng lỉnh kỉnh đồ đạc đi đẻ co ro, vạ vật, tìm chỗ ngả lưng ngay tại bệnh viện.
Trong khi đó, để giảm tải cho bệnh viện, dự án xây dựng, cải tạo, mở rộng Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã được khởi công từ quí 1 năm 2009 (là một trong số 18 dự án xây dựng bệnh viện công lớn thuộc Bộ Y tế, được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 220/TB-VPCP ngày 2/11/2007 nhằm làm giảm tình trạng quá tải trong khám chữa bệnh, phục vụ nhân dân cả nước) dự kiến hoàn thành năm 2012 đến nay vẫn ngổn ngang chưa hoàn thiện gây bức xúc.

Nhiều người thậm chí bỏ ăn để đợi đến lượt thăm khám.

Trước thực trạng trên ngày 3/2, PV báo Đời sống và Pháp luật đã có mặt tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương (địa chỉ 43 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội)  ghi nhận tình trạng quá tải cục bộ ở tất các các khu vực tiếp đón và nơi khám chữa bệnh của bệnh viện.
Co ro trên manh chiếu mỏng rải ngay dưới nền bê tông Bệnh viện Phụ sản Trung ương, sản phụ lẫn người nhà đứng, ngồi, chờ chật cứng các hành lang đợi tới lượt mình được gọi tên vào thăm khám. Có nhiều sản phụ phải chờ đợi từ 7h sáng tới xế chiều nhưng vẫn chưa đến lượt khám.
Trong số hàng nghìn người đó, chúng tôi bắt gặp anh Hưng (Từ Sơn – Bắc Ninh) đưa vợ và đứa con chưa đầy 1 tháng  đến xếp hàng từ 6h sáng nhưng chưa xong. Không có chỗ ngồi vợ và con anh phải mượn chiếu ngả lưng đợi đến lượt.
Anh Hưng cho biết, lúc đẻ vợ anh cũng đẻ tại đây, sau đó được vài ngày thấy con có biểu hiện ho, suỵt soạt đưa đến khám tại bệnh viện huyện thì được bác sĩ chỉ bảo lên tuyến trên.
Anh Hưng cũng cho hay, lần nào lên Bệnh viện Phụ sản Trung ương anh cũng rất ái ngại vì việc quá tải.
Trước thông tin dự án mở rộng Bệnh viện Phụ sản Trung ương bị chậm tiến độ để đưa vào sử dụng anh Hưng cũng không khỏi bức xúc đặt câu hỏi về lý do chậm trễ này.

Qúa mệt mỏi nhiều sản phụ, người nhà phải ngả lưng chờ tới lượt.

Cùng cảnh ngộ với anh Hưng là mẹ con bác K., bác cũng từ xa đến để thăm cháu nội nhưng sếp hàng từ trưa tới chiều vẫn chưa đến lượt khiến bác đành chấp nhận thở dài.
Những người như anh Hưng, bác K. tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương không phải là hiếm, nhiều hộ gia đình còn bồng bế cả con cái lên cùng sản phụ để tiện chăm sóc. Những hình ảnh "thường ngày" nhưng lại khiến nhiều người ám ảnh và đặt câu hỏi: "Đến khi nào tình trạng quá tải bệnh viện mới chấm dứt? Đến khi nào người dân mới được thụ hưởng chất lượng dịch vụ y tế tốt hơn?
Đặc biệt, câu hỏi lớn nhất của nhiều người là đến khi nào dự án trăm tỷ do nhà nước đầu tư kia mới đi vào hoạt động?

Đến hơn 15h chiều cảnh xếp hàng đợi khám vẫn la liệt.

Tình trạng quá tải BV Phụ sản Trung ương.


Đồ đạc người bệnh không có chỗ để phải mang theo mình.

Nhiều người thậm chí phải đợi 2-3 ngày mới đến lượt khám.

Cảnh tượng phổ biến tại BV Phụ sản Trung ương.

Các cháu bé cũng phải đợi.

Lợi dụng sơ hở trên nhiều đối tượng xấu đã lợi dụng trộm cắp đồ....

Và hành nghề cò mồi, môi giới khám bệnh để lừa đảo...

Nhiều người thậm chí căng lều dựng bạt ăn ở ngay tại chân công trình.

Trước tình trạng này nhiều người tự hỏi rằng dự án trăm tỷ kia bao giờ được đưa vào sử dụng.

Tin nổi bật