Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cần có biện pháp chế tài đối với hành vi bán thuốc lá cho người dưới 18 tuổi

(DS&PL) -

Mặc dù Luật phòng chống tác hại thuốc lá quy định rõ không bán thuốc lá cho người dưới 18 tuổi, nhưng thực tế, trẻ em hoặc người dưới 18

Mặc dù Luật phòng chống tác hại thuốc lá quy định rõ không bán thuốc lá cho người dưới 18 tuổi, nhưng thực tế, trẻ em hoặc người dưới 18 tuổi đều dễ dàng tiếp cận với sản phẩm này tại bất kể tiệm tạp hoá nào. Theo Điều 32, hành vi mua bán thuốc lá cho người dưới 18 tuổi là phạm luật và bị phạt tiền từ 1 đến 2 triệu đồng, nhưng thực tế việc thực thi hình thức phạt này chưa phổ biến rộng rãi và đủ mạnh để ngăn chặn.  

Không chỉ ở các địa phương vùng sâu vùng xa, tại các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, dễ dàng nhận thấy tại các tuyến đường, rất nhiều tiệm tạp hoá vô tư bày bán nhiều loại thuốc lá khác nhau mà không hề có biển thông báo không bán thuốc lá cho người dưới 18 tuổi.

Thậm chí, khi được hỏi, người bán vẫn hồn nhiên cho biết thỉnh thoảng vẫn bán cho học sinh, hoặc trẻ em dưới 18 tuổi, và hoàn toàn không biết đến quy định cấm này. Nhiều trường hợp, trẻ em còn phải đi mua thuốc lá theo sự sai bảo của những người lớn trong gia đình.

Người dưới 18 tuổi dễ dàng mua thuốc lá ở bất kỳ nơi đâu từ quán nước đến các tiệm tạp hóa (Ảnh: internet)

Trong Công ước khung về kiểm soát thuốc lá của Tổ chức Y tế thế giới (FCTC) mà Việt Nam đã ký kết tham gia có những điều khoản bao gồm việc yêu cầu người bán các sản phẩm thuốc lá đặt một bảng hiệu rõ ràng và nổi bật tại các điểm bán của họ về việc cấm bán thuốc lá cho trẻ vị thành niên. Thế nhưng xem ra đến nay, việc thực thi những cam kết này vẫn còn lỏng lẻo.

Trong khi đó, ở một số nước khác như Thái Lan không cho phép trưng bày thuốc lá tại điểm bán, chỉ cho phép trưng bày dòng chữ nhỏ “ở đây có bán thuốc lá” trên quầy.

Báo cáo 2018 của WHO cho thấy khoảng 43 triệu trẻ em (từ 13-15 tuổi) hút thuốc lá trong đó có 14 triệu bé gái và 29 triệu bé trai. Dù vấn đề bán thuốc lá cho người dưới 18 tuổi đã được đề cập từ nhiều năm nay, nhưng thực tế việc thực thi lại không dễ dàng. Đặc biệt tại Việt Nam, sự gia tăng buôn lậu thuốc lá chính là nguyên nhân dẫn đến việc khó quản lý, giám sát hành vi mua và bán. Mặc dù các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá cũng có nhiều hoạt động ngăn chặn những người bán lẻ trong hệ thống và xử phạt nội bộ, thì những tiệm tạp hóa mua bán tự phát với những nguồn hàng không rõ nguồn gốc, thiếu luật quản lý, thiếu các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn chính là những tác nhân gây đau đầu cho các cơ quan quản lý. Vì vậy bên cạnh khung hành lang pháp lý, việc thực thi pháp luật phải thật nghiêm minh. Kinh nghiệm tại Mỹ, một nhà bán lẻ nếu bị phát hiện bán sản phẩm thuốc lá cho người dưới 18 tuổi đến lần thứ 3 thì sẽ bị rút giấy phép kinh doanh.

Không chỉ thuốc lá điếu, các mặt hàng thuốc lá thế hệ mới mới xuất hiện trên thị trường gần đây qua nguồn hàng “xách tay”, nhập lậu được các tay buôn hàng quảng cáo rầm rộ trên mạng bất chấp quy định về độ tuổi và các quy định kinh doanh, tiếp thị khác. Điều đáng nói, các sản phẩm này đang được chào bán tiếp thị sai với chỉ định của nhà sản xuất và ai cũng có thể mua dễ dàng. Trong khi đó, tại các nước được phép thương mại, việc mua bán chỉ được áp dụng với những người đang hút thuốc lá đủ tuổi quy định muốn chuyển đổi. Trẻ em dưới 18 tuổi không được phép tiếp cận đến sản phẩm cũng như thông tin liên quan đến sản phẩm. Các chương trình, chính sách, tiếp thị sản phẩm này đều được báo cáo lên các cơ quan chức năng của nước sở tại để cùng đạt đến mục tiêu đưa tỉ lệ tiếp cận sản phẩm của giới trẻ ở mức thấp nhất và tiến đến gần bằng không. Chính vì thế đã có nhiều số liệu cho thấy thuốc lá thế hệ mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng, hiện chưa có bằng chứng cho thấy việc gia tăng tỷ lệ trẻ dưới 18 tuổi sử dụng.

Mặc dù chưa có bằng chứng cho thấy thuốc lá thế hệ mới đang “tấn công” giới trẻ, nhưng vẫn rất cần các biện pháp kiểm soát chặt chẽ vấn đề này (Ảnh: internet)

Theo khảo sát toàn quốc của Đức chỉ 0,3% đã từng sử dụng sản phẩm thuốc lá làm nóng.

Tại Nhật Bản, nghiên cứu năm 2018 do Bộ Y tế Nhật Bản tài trợ thực hiện cho thấy chỉ 0,1% học sinh sử dụng sản phẩm thuốc lá làm nóng hằng ngày trong cả 2 cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Tương tự vào năm 2019, Trung tâm Nghiên cứu về Hành vi Nghiện Thụy Sĩ, đã công bố phân tích trên 11.121 học sinh Thụy Sĩ ở độ tuổi 11-15. Dưới 2% trong nhóm 15 tuổi báo cáo đã từng sử dụng sản phẩm thuốc lá làm nóng ít nhất 1 lần trong đời. Trong số đó, gần như tất cả người trẻ trong khảo sát này đều hút thuốc lá điếu đốt cháy và họ chuyển đổi sang.

Mặc dù vậy, việc kiểm soát gắt gao nhằm giảm thiểu sự tiếp cận của trẻ em tới các sản phẩm thuốc lá, bao gồm cả thuốc lá làm nóng, thuốc lá điện tử vẫn cần ưu tiên hàng đầu.  Chính vì thế, mặc dù vừa qua, FDA đã cho phép Philip Morris International Inc. (PMI) có thể kinh doanh tiếp thị các sản phẩm IQOS là sản phẩm giảm thiểu sự phơi nhiễm của người dùng với các chất hóa học gây hại có trong thuốc lá điếu, FDA vẫn nhấn mạnh yêu cầu PMI phải tiếp tục thực hiện nghiên cứu về những tác động của “danh hiệu” mới này đối với người sử dụng, cũng như đánh giá sự nhận biết và sử dụng sản phẩm IQOS trong đối tượng thanh thiếu niên. Được biết, kết quả của việc đánh giá này sẽ ảnh hưởng tới việc gia hạn quyết định của FDA sau 4 năm.

Thi Nga

 

Tin nổi bật