Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cận cảnh cây cầu mang tên Vĩnh biệt

(DS&PL) -

Cây cầu chỉ một xe máy đi lọt nối liền 2 xã Tam Tiến và Tam Xuân 2, huyện Núi Thành (Quảng Nam) đã được người dân gọi tên cầu 'vĩnh biệt".

Cây cầu chỉ một xe máy đi lọt nối liền 2 xã Tam Tiến và Tam Xuân 2, huyện Núi Thành (Quảng Nam) đã được người dân gọi tên cầu 'vĩnh biệt".

Chỉ trong vòng 5 năm, có 16 người bỏ mạng khi đi qua cầu Máng, nối liền 2 xã Tam Tiến và Tam Xuân 2, huyện Núi Thành. Vì thế, người dân địa phương gọi đây là cầu "vĩnh biệt".

Do cây cầu hẹp, 2 xe ngược chiều không thể tránh nhau trên cầu nên mỗi lần muốn qua sông, người ta phải quan sát trước đầu cầu bên kia. Nhiều lúc đông đúc, bị hối thúc nên nhiều người chạy nhanh, ẩu, rất dễ tai nạn. Chỉ có buổi trưa người dân mới thong thả dắt bộ xe qua cầu an toàn vì vắng. Nhiều năm trở lại đây, tình trạng khai thác cát ở sông Trường Giang đã khiến dòng chảy ở khu vực cầu thay đổi, nước xoáy và sâu hơn nên tỉ lệ chết đuối khi rơi xuống sông là rất cao.

Cầu Máng được xây dựng từ năm 1985, bắc qua sông Trường Giang, dài hơn 300m với mục đích ban đầu là đường dẫn nước phục vụ cho nông nghiệp. Sau đó, do địa bàn xã Tam Tiến bị ngăn cách nên người dân dùng để đi lại và cái tên cầu Máng hình thành.

Vì là đường dẫn nước nên chiều ngang của cây cầu chỉ là 0,8m, đủ cho hai người đi bộ tránh nhau. Dù có biển cấm xe máy, người dân 2 xã Tam Tiến và Tam Xuân 2 vẫn hàng ngày phóng xe qua lại.

Vài năm trước, do có quá nhiều người bị té ngã rơi xuống sông nên chính quyền đã xây dựng lan can cùng với dây cáp bảo vệ nhưng vẫn không cải thiện được tình hình. Theo người dân, ngày trước không có lan can nhưng cây cầu thẳng dễ lưu thông. Còn hiện tại, cầu có quá nhiều ổ gà, dễ gây tai nạn.

Bà Trần Thị Tuyết (49 tuổi), thôn Tiến Thành, xã Tam Tiến cho biết: "Do làm trụ đỡ cho lan can nên trên cầu xuất hiện nhiều "con lươn" nổi lên khiến cho việc chạy xe máy càng gặp khó khăn hơn, xe chạy qua vấp phải những “con lươn” này dễ mất thăng bằng và rơi xuống sông hơn".

"Có dây cáp, nhưng do dây cáp thưa nên vẫn không hiệu quả, khi bị mất thăng bằng sẽ bị lọt tỏm giữa 2 dây rồi rơi xuống sông", ông Võ Văn Tây (40 tuổi) sống gần cầu Máng nhận định. Chỉ trong vòng 5 năm trở lại đây đã có 16 trường hợp bị chết đuối khi qua cây cầu này. Bởi vậy, thay vì gọi tên cầu Máng, người dân đặt cho cầu cái tên mới "Vĩnh biệt".

Ngoài ra để chống bị hoen rỉ, dây cáp còn được bôi dầu nhớt nên khi bị ngã xe víu phải dây cáp cũng rất dễ bị trơn, té xuống sông.

Được xây dựng gần 30 năm nên nhiều bộ phận của cầu xuống cấp trầm trọng. Phần giữa cầu được thiết kế kéo lên để cho tàu thuyền qua lại nhưng phần thép đã bị mục nát.

Biết nguy hiểm nhưng do không muốn đi vòng phải mất hơn 10km nữa nên mỗi ngày, hàng nghìn người vẫn lưu thông qua cầu Máng. Ông Nguyễn Giúp, Chủ tịch xã Tam Tiến cho biết, xã chưa có con số thống kê chính xác người gặp nạn khi qua cây cầu này nhưng hầu như năm nào cũng có. Chính quyền xã đã lắp biển cấm nhưng người dân vẫn cứ vượt sông bằng cầu.

Vụ tai nạn gần đây nhất là sáng 19/8, nạn nhân là bà Nguyễn Thị Đồi (42 tuổi) xã Tam Tiến bị ngã xuống sông tử vong khi đang trên đường mua lá chuối về chợ bán. Chồng mất sớm, người con trai duy nhất là Bùi Văn Sỹ mới 17 tuổi đã phải bỏ học đi làm thuê phụ giúp mẹ. "Hai mẹ con trước đây không có nhà, mẹ mất hàng xóm và họ hàng thương tình đã quyên góp để dựng cho em cái nhà này để có nơi thờ mẹ", Sỹ ngậm ngùi.

Tin nổi bật