Sổ đỏ là cách gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa vào màu sắc bên ngoài.Tại Việt Nam, mỗi giai đoạn có các loại giấy chứng nhận khác nhau: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
Một số cách phân biệt sổ đỏ thật - giả.
Từ năm 2009, Bộ Tài nguyên & Môi trường đã ban hành mẫu giấy chứng nhận sử dụng chung trên toàn quốc mang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Giấy chứng nhận có bìa màu hồng).
Người dân kiểm tra sổ đỏ bằng cách check mã vạch phía dưới trang 4 của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Mã vạch dùng để quản lý, tìm kiếm thông tin trong sổ đỏ, văn bản chứng thực.
TheoKhoản 2 Điều 15 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, mã vạch có cấu trúc dưới dạng MV = MX.MN.ST, trong đó MX là mã đơn vị hành chính cấp xã nơi có thửa đất; MN là năm sổ đỏ được cấp; ST là số thứ tự lưu trữ của hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai tương ứng với sổ đỏ được cấp lần đầu theo quy định về hồ sơ địa chính của Bộ Tài Nguyên &Môi trường.
Cá nhân, hộ gia đình khi muốn kiểm tra thông tin sổ đỏ thì điền đầy đủ thông tin vào mẫu số 01/PYC theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT. Sau đó bạn gửi phiếu yêu cầu qua đường bưu điện hoặc email. Cơ quan chức năng tiếp nhận và xử lý thông tin. Sau đó, cơ quan chức năng sẽ cung cấp thông tin trong thời gian sớm nhất.
Mọi người nên xem kỹ những vị trí hay bị tẩy xóa như: số sổ, loại đất, số vào sổ, hình thức sử dụng, sơ đồ, diện tích, thời hạn... Nếu trong sổ đỏ có trang bổ sung thì bạn hãy kiểm tra lại trang này, đặc biệt là vị trí dấu giáp lai, có phải là phương pháp in offset hay không? Các tham số của trang có bị tẩy xóa không?
Con dấu và chữ ký trong sổ đỏ giả thường không nhất quán. Lưu ý phương pháp kiểm tra này chỉ bằng mắt thường, do đó để chắc chắn hơn, bạn nên gửi yêu cầu kiểm tra sổ đỏ tại Văn phòng đăng