Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cách giới siêu giàu Pháp trốn dịch Covid-19

(DS&PL) -

Khu nghỉ dưỡng Riviera, một trong những điểm đến mùa hè yêu thích của ông Geffen, có riêng một phòng xét nghiệm Covid-19 , với một bác sĩ và kỹ thuật viên.

Khu nghỉ dưỡng Riviera, một trong những điểm đến mùa hè yêu thích của ông Geffen, có riêng một phòng xét nghiệm Covid-19 , với một bác sĩ và kỹ thuật viên để lấy và xử lý mẫu.

Siêu du thuyền đậu trên cảng Saint-Tropez ở Pháp. Ảnh: The Washington Post.

Mới đây, tại Grenadines ở Caribbean, tỷ phú Mỹ David Geffen - ông trùm nhành giải trí Mỹ - đã đăng tải lên mạng xã hội Instagram rằng ông đang cách ly trên quần đảo Grenadines thuộc vùng Caribbean trên chiếc du thuyền Rising Sun sang trọng của mình.

"Cách ly tại Grenadines để tránh virus. Tôi hy vọng mọi người đều an toàn", ông Geffen viết.

Hình ảnh đăng tải cùng lời nhắn của tỷ phú 77 tuổi này đã nhận được hơn 7 ngàn tương tác, trong đó có nhiều người lên tiếng chỉ trích David Geffen khi ông khoe chuyện tự cách ly trên chiếc du thuyền đắt đỏ, trị giá khoảng 590 triệu USD.

Khu nghỉ dưỡng Riviera (Pháp) - một trong những điểm đến mùa hè yêu thích của ông Geffen – là khu phức hợp dành cho một số rất ít những người giàu nhất thế giới. Nơi này còn có riêng một phòng xét nghiệm Covid-19 , với một bác sĩ và kỹ thuật viên để lấy và xử lý mẫu.

Một tờ báo địa phương là Var-Matin cho biết cơ sở được thành lập bởi Chủ tịch Hiệp hội Les Parcs, Jean-Louis Oger – một dược sĩ kiêm doanh nhân giàu có. Người này sở hữu một số phòng khám và phòng thí nghiệm ở miền Nam nước Pháp.

Người dân thị trấn đã đồng loạt lên án “căn cứ bí mật” này, coi đây là một ví dụ cho sự bất bình đẳng .

Trên khắp nước Pháp, hơn 20.000 người đã tử vong do đại dịch Covid-19. Hầu hết các bệnh viện công đều tràn ngập bệnh nhân, thiếu các thiết bị xét nghiệm virus và đồ bảo hộ.  

Theo một bác sĩ của bệnh viện Pôle de Santé du Golfe de Saint-Tropez cho biết: “Chúng tôi chẳng có gì cả, thật không bình thường, không hề có một kit xét nghiệm nào và đó là cơn ác mộng đối với chúng tôi”.

Trong khi đó, ông Oger khẳng định rằng cơ sở y tế của ông chỉ đang xét nghiệm máu phục vụ thử nghiệm lâm sàng, nhằm  xác định mức độ miễn dịch đối với virus ở những người đã bị nhiễm bệnh.

“Chúng tôi chưa thực hiện bất kỳ xét nghiệm trên mẫu bệnh phẩm nào lấy từ mũi, đó mới là cách người ta xác định xem có nhiễm bệnh hay không,” ông Oger tuyên bố. Nếu thử nghiệm thành công, ông Oger hứa sẽ xét nghiệm miễn dịch cho người dân Tropez sau khi chính phủ dỡ bỏ lệnh cách ly xã hội.

Tuy nhiên, người dân không tin vào lời giải thích này. “Tôi không tin điều đó dù chỉ là một giây”, ông Laetitia Leplaideur, cựu chủ tịch của Rotary Club cho biết.  “Tất cả chúng tôi đều muốn được xét nghiệm”.

Bệnh viện Saint-Tropez cũng thiếu thốn kit xét nghiệm Covid-19 như đa số các cơ sở y tế trên toàn nước Pháp. Ảnh: The Washington Post.

Khu phức hợp Les Parcs ở Saint-Tropez được khánh thành vào năm 1951, khi nhà xây dựng Robert Geffroy bị cuốn hút bởi làng chài đẹp như tranh vẽ sau khi động cơ du thuyền bị hỏng.  Từ đó, Saint-Tropez đã trở thành điểm nghỉ dưỡng yêu thích của những người giàu có, quyền lực và nổi tiếng.

Vị khách được nhắc tới nhiều nhất là tỷ phú Jacques Gaston “Tony” Murray, một anh hùng trong Thế chiến II, người sau này đã trở thành tỷ phú trong lĩnh vực chữa cháy.

Nhiều năm liên tiếp, ông Murray đã tổ chức những bữa tiệc mùa hè xa xỉ với sự tham dự của những người nổi tiếng như Ivana Trump, Naomi Campbell, Elton John và Hoàng tử Andrew. Hiện tại, tiệc tùng đã chỉ còn là quá khứ.

Phần lớn Saint-Tropez bị đóng cửa vì lệnh phong tỏa. Chỉ các doanh nghiệp thiết yếu, như cửa hàng tạp hóa và tiệm bánh vẫn mở. Những con hẻm nhỏ lát đá, uốn khúc quanh cảng từ thế kỷ 15 vắng tanh.

Tuy nhiên, tại khu phức hợp Les Parcs, mọi thứ vẫn còn náo nhiệt. Khoảng một phần ba số người ở đây đều đang bận rộn. Những người làm vườn và dọn dẹp hồ bơi vẫn làm việc, và các dự án xây dựng đang triển khai đúng tiến độ. Mặc những lo ngại về an toàn, một số chủ nhà đã nói với quản lý khu phức hợp rằng nếu nhân viên bảo trì và dọn dẹp không đi làm, họ sẽ không trả tiền.

“Đây là một ví dụ về Happy Few” ông Lep Leplaideur nói. “Như thể họ đang cho rằng họ có tiền, có thể làm những gì mình muốn và không quan tâm đến những gì chính phủ nói”.

Với giới siêu giàu, đại dịch hay không, cuộc sống vẫn vậy.

Mộc Miên (Theo Washington Post)

Tin nổi bật