1. Thoái hóa khớp là gì?
Thoái hóa khớp là tình trạng phần sụn đệm giữa hai đầu xương bị bào mòn và hư hỏng nặng. Khi khớp không còn sụn đệm bảo vệ sẽ khiến các đầu xương cọ xát với nhau gây nên phản ứng viêm, sưng khớp. Cùng với đó, bao hoạt dịch cũng tiết ra ít dịch nhầy bôi trơn hơn gây nên tình trạng đau và cứng khớp. Thoái hóa khớp chủ yếu gặp ở người có độ tuổi ngoài 40, đặc biệt là sau 60 tuổi.
2. Thoái hóa khớp có triệu chứng gì?
Bệnh thoái hóa khớp sẽ có các triệu chứng rõ rệt dần theo từng giai đoạn, người bệnh cần chú ý đến các cơn đau nhức bất thường ở khớp để kịp thời phát hiện và kiểm soát bệnh. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình khi các khớp xương bị thoái hóa.
2.1 Đau khớp
Đau khớp là triệu chứng đầu tiên dễ nhận biết nhất khi người bệnh bị thoái hóa khớp. Cơn đau khớp thường âm ỉ và đau tăng dữ dội khi người bệnh vận động. Các cơn đau có tính cơ học, có nghĩa là người bệnh sẽ giảm đau khi nghỉ ngơi và đau khớp nhiều khi bê vác nặng, chơi thể thao hoặc co duỗi khớp liên tục. Tuy nhiên khi bệnh tiến triển nặng thì các khớp xương như khớp gối, khớp háng sẽ nhức mỏi, đau đớn ngay cả khi người bệnh ngồi tại chỗ.
Đặc biệt khi thời tiết chuyển lạnh, độ ẩm trong không khí cao và áp suất khí quyển giảm, chỉ cần cử động nhỏ cũng khiến người bệnh phải đối mặt với các cơn đau khớp dài ngày.
Thoái hóa khớp gây đau nhức bên trong khớp, các cơn đau có thể tăng nặng khi người bệnh nghỉ ngơi
2.2 Cứng khớp
Cứng khớp là triệu chứng thường đi kèm cùng các cơn đau khớp, đặc biệt vào buổi sáng khi người bệnh mới ngủ dậy. Tình trạng này cũng thường xuất hiện sau khi người bệnh ngồi lâu, bất động trong thời gian dài. Thoái hóa khớp càng nặng thì thời gian và tần suất bị cứng khớp càng nhiều hơn, thậm chí tình trạng cứng khớp có thể kéo dài trên 30 phút, người bệnh phải mát xa khớp một lúc lâu mới có thể trở lại bình thường được.
Người bệnh bị thoái hóa khớp có triệu chứng cứng khớp vào sáng sớm và sau khi ngồi lâu ở một tư thế
2.3 Khớp phát ra tiếng kêu khi cử động
Do thoái hóa khiến các đầu sụn bị bào mòn, các đầu xương va chạm với nhau liên tục gây ra tiếng kêu lục cục khi di chuyển. Thêm vào đó là khớp thiếu dịch nhầy bôi trơn, nên ngoài tiếng khớp kêu người bệnh còn có cảm giác cứng khớp, khó co duỗi.
2.4 Khớp sưng tấy
Các khớp thoái hóa có thể sưng tấy đỏ vùng da bên ngoài, thậm chí một vài trường hợp còn bị biến dạng khớp. Các cơ xung quanh khớp trở nên mỏng dần và yếu, khớp gối thoái hóa có thể bị lệch khỏi trục.
3. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp, có thể do tuổi tác hoặc do lối sống sinh hoạt không lành mạnh, béo phì.
- Quá trình lão hóa tự nhiên của khớp: Tuổi tác càng cao các bộ phận bên trong khớp càng hoạt động kém hiệu quả. Đặc biệt quá trình hủy xương diễn ra nhanh hơn quá trình tạo xương, các tế bào sụn mất dần khả năng tái tạo. Sụn bào mòn, dây chằng bị chùng giãn, xương dưới sụn không còn khả năng chống đỡ và giữ ổn định cho khớp gây ra tình trạng thoái hóa khớp.
Tuổi càng cao thì càng có nguy cơ bị thoái hóa khớp
- Dị dạng bẩm sinh: Khớp bị dị tật bẩm sinh cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng thoái hóa. Khớp bị biến dạng làm thay đổi diện tì đè bình thường của khớp khiến khớp phải chịu áp lực trong thời gian dài gây quá tải khớp. Lâu dần tình trạng này sẽ dẫn đến thoái hóa khớp
- Gặp chấn thương: Các chấn thương tại khớp xảy ra khi chơi thể thao như đứt dây chằng, rách sụn chêm, vỡ xương bánh chè nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra thoái hóa khớp sớm. Đặc biệt ở những người đã trải qua phẫu thuật khớp như cắt sụn chêm, khâu sụn chêm thì có nguy cơ bị thoái hóa khớp cao hơn.
- Do nội tiết: Nữ giới bị thiếu hụt hormone có thể làm gia tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp. Bên cạnh đó hiện tượng rối loạn hormone trong thời kỳ mãn kinh, đái tháo đường, loãng xương cũng góp phần làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp.
4. Làm thế nào để kiểm soát bệnh thoái hóa khớp?
Để kiểm soát bệnh thoái hóa khớp cần kết hợp nhiều phương pháp như dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tập luyện đều đặn, bổ sung dưỡng chất cho khớp…
4.1 Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Các loại thuốc thường được kê là thuốc chống viêm không steroid (nhóm thuốc NSAIDs), thuốc corticosteroid có tác dụng giảm nhanh các cơn đau khớp và giảm sưng tấy khớp. Tuy nhiên người bệnh không nên lạm dụng các loại thuốc này bởi nếu lạm dụng thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như viêm loét dạ dày, suy giảm chức năng gan, thận.
4.2 Giảm cân, tập luyện đều đặn
Cân nặng tăng cao đột ngột khiến khớp bị quá tải, các bộ phận bên trong khớp nhanh bị bào mòn, hư hại. Do đó giữ cân nặng hợp lý là cách hữu hiệu để kiểm soát bệnh thoái hóa khớp. Người bệnh có thể kiểm soát cân nặng bằng các bài tập yoga, đi bộ, chạy bộ, mỗi ngày nên dành ra từ 15 đến 30 phút để tập luyện.
4.3 Sử dụng CốtWells chứa thành phần chính từ màng vỏ trứng
Màng vỏ trứng tự nhiên có tác dụng rất tốt trong chăm sóc xương khớp và kiểm soát bệnh thoái hóa khớp. Theo nghiên cứu màng vỏ trứng tự nhiên chứa đến bốn dưỡng chất cho khớp là collagen type 1, chondroitin, glucosamine, acid hyaluronic có tác dụng củng cố cho dây chằng khớp thêm dẻo dai, đàn hồi tốt, hỗ trợ phục hồi sụn khớp bị tổn thương và tăng tiết dịch bôi trơn ổ khớp. CốtWells chứa màng vỏ trứng kết hợp cùng nhũ hương, dây đau xương, dimethylglycine giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp, hỗ trợ làm trơn ổ khớp, giúp khớp vận động linh hoạt, hỗ trợ giảm đau mỏi khớp và nguy cơ thoái hóa khớp.
CốtWells chứa màng vỏ trứng và các loại thảo dược giúp giảm triệu chứng đau nhức, sưng khớp và ngăn bệnh tiến triển nặng
CốtWells dùng được cho người bị khô khớp, cứng khớp, đau mỏi khớp, thoái hóa khớp. Sản phẩm được chiết xuất bằng công nghệ Lượng tử hiện đại giúp sàng lọc bụi bẩn, tạp chất và chiết xuất dưỡng chất tinh khiết, an toàn cho người sử dụng.
Người bệnh nên kết hợp cùng chế độ ăn giàu omega-3, vitamin, collagen và sử dụng CốtWells mỗi ngày để dây chằng, gân khớp dẻo dai, không còn nhức mỏi khớp, leo đèo không đau.
Phương Linh
* Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.