(ĐS&PL) Điều kiện kinh doanh mỹ phẩm được quy định chặt chẽ trong Luật Doanh nghiệp 2014, Nghị định 93/2016/NĐ-CP, Nghị định 155/2018/NĐ-CP và Thông tư số 06/2011/TT-BYT. Bài viết dưới đây sẽ tư vấn giúp bạn các quy định về điều kiện kinh doanh mỹ phẩm cập nhật 2019 để bạn hiểu một cách tổng quan về vấn đề này.
Tìm hiểu điều kiện kinh doanh mỹ phẩm
1. Doanh nghiệp phải có giấy phép kinh doanh hợp pháp
Để đáp ứng điều kiện kinh doanh mỹ phẩm, doanh nghiệp phải có giấy phép kinh doanh mỹ phẩm hợp pháp.
1.1. Đối tượng được đăng ký kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu
Theo quy định pháp luật, tất cả các cá nhân, tổ chức không thuộc đối tượng quy định tại Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2014 đều có quyền thành lập doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mỹ phẩm nhập khẩu.
1.2. Đăng ký thành lập doanh nghiệp trước khi thực hiện hoạt động kinh doanh
Trước khi thực hiện hoạt động kinh doanh, tổ chức, cá nhân phải tiến hành thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp. Vậy thủ tục kinh doanh mỹ phẩm cần những gì và một số điều cần chú ý khi kinh doanh mỹ phẩm.
Mẫu giấy phép kinh doanh ngành mỹ phẩm
- Đặt tên doanh nghiệp: Điều 17 Luật Doanh nghiệp quy định về cách đặt tên doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phù hợp với mã ngành hoạt động, mã ngành 4649 là bán buôn mỹ phẩm, 4772 là bán lẻ mỹ phẩm.
- Địa chỉ trụ sở doanh nghiệp: không được đặt tại khu chung cư hay nhà ở tập thể, đất dự án chưa chuyển đổi mục đích, nhà xây trên đất nông nghiệp,...
- Giám đốc hay người đại diện theo pháp luật: Đảm bảo đúng quy định về chủ thể, không thuộc những đối tượng bị pháp luật cấm hoặc hạn chế đăng ký kinh doanh.
- Sau khi hoàn tất thủ tục thành lập doanh nghiệp, nếu trụ sở chính không đồng thời là kho chứa hàng thì doanh nghiệp buộc phải bổ sung địa điểm của kho chứa vào giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Các quy định mỹ phẩm được nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam
Ngoài những điều kiện kinh doanh mỹ phẩm theo quy định chung, tại Điều 35 Thông tư số 06/2011/TT-BYT quy định cụ thể về nhập khẩu mỹ phẩm hợp pháp vào Việt Nam như sau:
- Nhập khẩu mỹ phẩm trong một số trường hợp đặc biệt (không bắt buộc phải thực hiện công bố sản phẩm mỹ phẩm):
+ Để nghiên cứu, kiểm nghiệm phải gửi đơn hàng nhập khẩu mỹ phẩm dùng cho nghiên cứu, kiểm nghiệm tới Cục Quản lý dược - Bộ Y tế. Số lượng tối đa cho mỗi sản phẩm là 10 mẫu.
+ Nhận mỹ phẩm là quà biếu, quà tặng làm thủ tục nhập khẩu tại cơ quan Hải quan theo quy định.
- Nhập khẩu mỹ phẩm để trưng bày tại hội chợ, triển lãm và các trường hợp tạm nhập tái xuất khác phải làm thủ tục xin cấp giấy phép tạm nhập tái xuất của Bộ Công Thương theo quy định hiện hành.
Bên cạnh đó, để mỹ phẩm đủ điều kiện được lưu hành tại Việt Nam thì doanh nghiệp cần đáp ứng những điều kiện về nhãn hiệu mỹ phẩm: không trùng hoặc gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam; thực hiện dán nhãn theo đúng hồ sơ gửi cho Bộ y tế và sản phẩm không được thay vỏ hộp hay sang chiết.
3. Các thông tin về thủ tục công bố khi bạn muốn kinh doanh mỹ phẩm
3.1. Hồ sơ công bố mỹ phẩm
Tại Điều 4 Thông tư số 06/TT-BYT quy định về hồ sơ công bố mỹ phẩm gồm:
- Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm (02 bản) kèm theo dữ liệu công bố (bản mềm của Phiếu công bố);
Mẫu phiếu công bố mỹ phẩm
- Giấy ủy quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm (Bản chính hoặc bản sao). Đối với sản phẩm nhập khẩu thì Giấy uỷ quyền là bản có chứng thực chữ ký và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật.
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS): Chỉ áp dụng đối với trường hợp công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu và đáp ứng các yêu cầu sau:
+ CFS do nước sở tại cấp còn hạn (bản chính hoặc bản sao).
+ CFS phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật.
3.2. Thời hạn thực hiện
Tại Điều 7 Thông tư 06/2011/TT-BYT về quy định về giải quyết hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm như sau:
- Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và lệ phí, cơ quan thẩm quyền ban hành số tiếp nhận Phiếu công bố.
- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản nêu rõ nội dung chưa đáp ứng để sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Sau 5 ngày, cơ quan thẩm quyền có ban hành số tiếp nhận Phiếu công bố.
3.3. Hiệu lực phiếu công bố
Tại Điều 10 Thông tư 06/2011/TT-BYT quy định hiệu lực của số tiếp nhận Phiếu công bố có giá trị 05 năm kể từ ngày cấp. Hết thời hạn này, nếu muốn tiếp tục đưa mỹ phẩm ra lưu thông trên thị trường thì phải công bố lại trước khi số tiếp nhận Phiếu công bố hết hạn và nộp lệ phí theo quy định.
Phiếu công bố mỹ phẩm có hiệu lực 5 năm
Một số lưu ý về điều kiện kinh doanh mỹ phẩm khi mở cửa hàng mỹ phẩm cần những gì? Hoạt động đầu tiên khi mở kinh doanh mỹ phẩm là cần phải gia công mỹ phẩm độc quyền và sản xuất mỹ phẩm. Do vậy, cần có hệ thống dây chuyền thiết bị hiện đại, nhà xưởng sản xuất theo quy chuẩn; đồng thời sở hữu đội ngũ nhân lực về nghiên cứu, kỹ thuật, sản xuất, quản lý chất lượng, thiết kế bao bì và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm; cùng hệ thống quy trình đảm bảo chất lượng.
Để giúp các bạn có một đối tác gia công mỹ phẩm đáng tin cậy thì Ifree là nhà máy sản xuất gia công mỹ phẩm hàng đầu tại Việt Nam đáp ứng đầy đủ các tiêu chí đó, bạn hoàn toàn yên tâm và hài lòng khi sử dụng dịch vụ của Ifree. Nếu muốn biết thêm thông tin về Ifree, bạn có thể nhấp vào đường dẫn phía bên dưới, để nhận được tư vấn chi tiết nhất.
Nhà máy iFree : https://ifree.vn/ . Một trong những công ty sản xuất mỹ phẩm tại Việt Nam
Trên đây là những điều kiện kinh doanh mỹ phẩm, nếu cần thêm thông tin tư vấn và hỗ trợ, vui lòng liên hệ với chúng tôi.
H. Lan/ Sức Khỏe 365