Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Các biến thể SARS-CoV-2 được thế giới quan tâm và những điều quan trọng cần biết

(DS&PL) -

Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát đến nay, nhiều biến thể của virus SARS-CoV-2 đã được phát hiện, trong đó, có những biến thể thậm chí đã "thống trị" toàn cầu về mức độ nguy hiểm.

Khi các trường hợp dương tính với biến thể Delta trên toàn thế giới vẫn tăng cao và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra cảnh báo về một vài biến thể mới đáng lo ngại, nhiều người đã tỏ ra băn khoăn về những biến thể SARS-CoV-2 hiện có và chúng ta nên "để tâm" tới những loại nào.

Trong đó, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) khẳng định việc virus biến đổi và biến thể mới xuất hiện là điều khó tránh khỏi. NBC cho biết hiện nay trên thế giới có 4 biến thể đã được cả CDC Mỹ và WHO đánh dấu "đáng lo ngại" bao gồm: Alpha, Beta, Gamma và Delta.

4 biến thể "đáng lo ngại"

Biến thể Alpha

Biến thể Alpha, hay còn được biết đến là biến thể B.1.1.7, là biến thể được phát hiện đầu tiên tại Anh và đã nhanh chóng lan sang Mỹ. Trong đó, CDC nhận định biến thể Alpha "lây lan nhanh hơn nhiều so với các biến thể khác" và "có khả năng khiến nhiều người trở nặng và tử vong".

Phần lớn các loại vaccine ngừa COVID-19 hiện nay đều có tác dụng ngăn chặn sự lây nhiễm của biến thể này. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp "đột phá" được báo cáo. 

Hiện nay trên thế giới có 4 biến thể SARS-CoV-2 đã được WHO đánh dấu "đáng lo ngại". Ảnh minh hoạ

Biến thể Beta

Biến thể Beta còn được gọi là biến thể B.1.315, được xác định lần đầu tại Nam Phi. Dữ liệu CDC cho biết biến thể Beta "có thể lây lan nhanh hơn các biến thể khác" nhưng chưa có dấu hiệu cho thấy biến thể này gây ra "triệu chứng nặng hơn hoặc tỷ lệ tử vong cao hơn các biến thể khác".

Tương tự biến thể Alpha, các loại vaccine ngừa COVID-19 được cấp phép hiện nay cũng có tác dụng bảo vệ tốt trước biến thể Beta. Nhưng khi điều trị các bệnh nhân mắc biến thể này, một số phương pháp điều trị bằng kháng thể đơn dòng sẽ kém hiệu quả hơn.

Biến thể Gamma

Biến thể Gamma còn được gọi là biến thể P.1, lần đầu xuất hiện tại Nhật Bản và Brazil. Biến thể Gamma có khả năng lây lan nhanh hơn nhưng không gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hay gia tăng tỷ lệ tử vong ở người bệnh. 

Các loại vaccine ngừa COVID-19 hiện nay có khả năng bảo vệ tốt trước biến thể này. Giống như biến thể Beta, các phương pháp điều trị bệnh nhân mắc biến thể Gamma bằng kháng thể đơn dòng sẽ kém hiệu quả. 

Biến thể Delta

Biến thể Delta, hay còn gọi là B.1617.2, lần đầu được ghi nhận tại Ấn Độ và hiện đang là biến thể "thống trị" số ca mắc COVID-19 toàn cầu. Thông tin về biến thể này, CDC Mỹ nói rằng biến thể Delta "lây lan nhanh hơn nhiều so với các biến thể khác" và "có thể gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng hơn".

Trong một cuộc họp báo ngày 21/6 ,Tiến sĩ Mike Ryan - Giám đốc điều hành chương trình cấp cứu sức khỏe của WHO - cho biết tốc độ và khả năng truyền tải cao của Delta có khả năng "tấn công những phần dễ bị tổn thương hiệu quả hơn so với các biến thể trước đây".

Trong khi đó, điều phối viên phản ứng với COVID-19 của Nhà Trắng Jeffrey Zient gọi biến thể Delta là "mối đe dọa đặc biệt với những người trẻ tuổi". 

Biến thể Delta hiện đang là biến thể "thống trị" toàn cầu về tỷ lệ lây nhiễm. Ảnh: Sky News

Với tỷ lệ ca nhiễm biến thể Delta tăng đột biến tại nhiều quốc gia, nhiều người đã đặt câu hỏi về hiệu quả của vaccine ngừa COVID-19 với biến thể này. Theo đó, CDC Mỹ giải thích: "Nguy cơ nhiễm virus chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong số những người đã tiêm vaccine ngừa COVID-19. Dù một số ca lây nhiễm đột phá đã được dự đoán nhưng những trường hợp này khá hiếm".

Tương tự như Beta và Gamma, phương pháp điều trị COVID-19 bằng kháng thể đơn dòng cũng ít hiệu quả hơn đối với biến thể Delta. 

Những biến thể khác đang được theo dõi

Các biến thể đang được WHO quan tâm hiện nay bao gồm: Eta, Iota, Kappa, Lambda và gần đây nhất là Mu.

Trong đó, biến thể Eta lần đầu được xác định ở Anh và Nigeria. CDC Mỹ cho biết biến thể Eta đang được theo dõi vì có khả năng làm giảm hiệu quả của một số phương pháp điều trị bằng kháng thể đơn dòng.

Biến thể Iota lần đầu tiên được xác định ở New York (Mỹ). Biến thể này được theo dõi về khả năng "giảm độ nhạy trong phương pháp điều trị kết hợp kháng thể đơn dòng bamlanivimab và etesevimab". Tuy nhiên, hiện CDC Mỹ chưa rõ tác động của biến thể này đối với các kháng thể đơn dòng khác được dùng để điều trị COVID-19.

Biến thể Lambda đã được WHO đưa vào danh sách "cần quan tâm" và có khả năng lây lan nhanh hơn so với những biến thể khác của SARS-CoV-2. Biến thể Lambda còn được gọi là biến thể C.7, đã bùng phát nghiêm trọng ở Nam Mỹ, đặc biệt là tại Peru.Trong một báo cáo hồi tháng 6/2021, WHO cảnh báo "biến thể Lambda có liên quan đến tỷ lệ lây nhiễm cộng đồng đáng kể ở nhiều quốc gia", đồng thời cho biết họ sẽ tiến hành thêm các cuộc điều tra về biến thể này.

Theo báo cáo của truyền thông Mỹ, biến thể Mu đã được ghi nhận tại 49/50 bang tại nước này. Ảnh minh hoạ: CNN

Biến thể Mu là biến thể mới nhất được WHO đánh dấu "cần quan tâm". Theo WHO, biến thể Mu chứa các đột biến di truyền có thể kháng vaccine và miễn dịch tự nhiên. Bên cạnh đó, phương pháp điều trị kháng thể đơn dòng hiện tại có thể cũng không hiệu quả trong việc chống lại biến thể này. WHO cho biết biến thể này cần được nghiên cứu thêm để xác định liệu nó có khả năng lây lan cao, gây nguy hiểm hay thật sự kháng vaccine và các phương pháp điều trị hiện tại hay không. 

Minh Hạnh (Theo NBC)

Tin nổi bật