Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cả xã bức xúc vì bỗng dưng... thoát nghèo

(DS&PL) -

Bản Khạn là 1 bản vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Quan Sơn (Thanh Hóa). Vậy mà, bỗng dưng xã bị rút ra khỏi Chương trình 135 một cách “khó hiểu”, khiến cả xã bức xúc

Bản Khạn là 1 trong 6 bản vùng cao, vùng xa, đặc biệt khó khăn của xã Trung Thượng, huyện vùng cao biên giới Quan Sơn (Thanh Hóa). Vậy mà, bỗng dưng xã bị rút ra khỏi Chương trình 135 một cách “khó hiểu”, khiến cả người dân lẫn chính quyền sở tại bức xúc.

Bỗng dưng... “bị” thoát nghèo

Bản Khạn được mệnh danh là bản “4 không”: Không có đường ô tô, không có điện lưới quốc gia, không có trường học kiên cố và không có sóng điện thoại… Từ Quốc lộ 217 lên bản Khạn dù chỉ cách 7km, nhưng chúng tôi phải mất gần 1 giờ “bò trườn” bằng xe máy mới đến được trung tâm bản. Theo ông Lữ Văn Chanh, Bí thư chi bộ bản Khạn cho biết: Hiện nay, bản Khạn có 64 hộ, với 308 khẩu. Tỷ lệ hộ nghèo 41,93\%. (theo tiêu chí mới) và 14,51\% hộ cận nghèo.

Chưa có trường kiên cố, những đứa trẻ ở bản Khạn vẫn đang phải học trong những phòng tranh tre, nứa lá…

Khi được hỏi vì sao bản đang khó khăn như vậy, mà lại được thoát khỏi Chương trình 135? Ông Chanh bức xúc: “Chúng tôi không biết gì về thông tin Nhà nước rút bản Khạn ra khỏi Chương trình 135 cả. Người dân và trưởng bản, cũng như tôi là Bí thư chi bộ không ai biết việc này. Đến khi tôi và ông trưởng bản về UBND xã họp, thì mới nghe lãnh đạo xã thông báo. Trong khi đó, một thực tế là hiện nay bản chúng tôi đang có rất nhiều gia đình nghèo, đói”.

Cũng theo ông Chanh cho hay, nhiều hộ dân ở bản Khạn có hoàn cảnh vô cùng khó khăn, thiếu đói nhưng vẫn bị rút ra khỏi diện nghèo. Chẳng hạn gia đình anh Hà Văn Tuyết (35 tuổi), có 3 con đang đi học, trong đó có một con gái bị tật nguyền bẩm sinh.

Hai vợ chồng anh Tuyết làm ruộng và nương rẫy, nhưng vẫn không đủ ăn; hay như gia đình ông Ngân Văn Anh (62 tuổi) và bà Lò Thị Hóm (62 tuổi), hiện nay 3 con gái ông bà đi lấy chồng xa, còn một cậu con trai đã qua đời do bệnh tật. Thế nhưng, năm 2013, gia đình ông Anh, bà Hóm cũng đã “được” thoát nghèo giống như gia đình anh Tuyết… “Chúng tôi không đòi hỏi, trông chờ, ỷ lại. Nhưng như vậy là không công bằng, vì bản Khạn là bản vùng cao, xa, khó khăn nhất của xã, thì bị rút khỏi Chương trình 135. Trong khi đó, bản Bàng và bản Máy (xã Trung Thượng -PV), có điều kiện tốt hơn, gần đường Quốc lộ 217 hơn, mà vẫn thuộc diện đặc biệt khó khăn”, ông Chanh bức xúc.

Chính quyền cũng… bức xúc

Trao đổi với NTNN về vấn đề bản Khạn bỗng dưng “được” thoát nghèo, bà Lương Thị Thưa, Bí thư Đảng ủy xã Trung Thượng bức xúc: “Từ giữa năm 2013, bỗng nhiên bản Khạn không còn trong diện đặc biệt khó khăn. Chúng tôi đã làm đơn hỏi lên huyện, thậm chí cũng đã phản ánh lên đoàn đại biểu Quốc hội, khi về tiếp xúc cử tri. Nhưng đến nay, chúng tôi chưa nhận được câu trả lời nào của cấp trên”.

Về vấn đề này, ông Đinh Xuân Giang, Phó phòng Dân tộc huyện Quan Sơn cho biết, Ngày 8/5/2013, UBND huyện đã có tờ trình về vấn đề bản Khạn, nhưng đến nay chưa thấy công văn trả lời. Theo quan điểm của ông Giang, xét về thực tế, thì bản Khạn vô cùng khó khăn, là nơi xa, cao nhất của xã Trung Thượng.

Tuy nhiên, theo Quyết định số 447/QĐ/ UBDT, bản Khạn bị rút ra khỏi diện đặc biệt khó khăn. Trong khi đó, tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012 - 2015, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo từ 55\% trở lên. Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo phải từ 25\% trở lên. Khi chúng tôi điều tra, bản Khạn hiện nay đang có tỷ lệ hộ nghèo 41,93\% (theo tiêu chí mới) và 14,51\% hộ cận nghèo”.

Bản Khạn bị rút ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, sẽ không được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo Chương trình 135, không được hỗ trợ phát triển sản xuất, duy tu bảo dưỡng công trình.

Tin nổi bật