Theo báo Pháp luật TP.HCM, ngày 5/11, Bộ Y tế có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc bảo đảm an toàn tiêm chủng. Trong đó, văn bản nhận định thời gian qua các tỉnh, thành phố đã tích cực, chủ động triển khai công tác tiêm chủng (nhất là tiêm vaccine nừa COVID-19) đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số cơ sở tiêm chủng chưa thực hiện nghiêm các hướng dẫn trong tiêm việc vaccine phòng COVID-19 cũng như tiêm chủng thường xuyên dẫn đến một số sai sót đáng tiếc.
Trước khi tiêm chủng, nhân viên y tế cần kiểm tra kỹ loại vaccine. Ảnh: VnExpress
VnExpress cho biết để đảm bảo an toàn tiêm chủng, bộ Y tế đã đề nghị các đơn vị thực hiện đúng quy định về tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản vaccine, đồng thời tuân thủ đầy đủ quy trình tiêm chủng trước, trong và sau tiêm.
Cụ thể, Trước tiêm: Cần khám sàng lọc và tư vấn cho đối tượng tiêm chủng, thông báo về loại vaccine sẽ tiêm chủng...
Trong quá trình tiêm: Tiêm đúng chỉ định, đúng liều, đúng đường dùng, kiểm tra vaccine, dung môi và bơm tiêm, kim tiêm trước khi sử dụng; cho đối tượng tiêm chủng hoặc cha, mẹ, người giám hộ của trẻ xem lọ vaccine trước khi tiêm chủng....
Sau khi tiêm: Theo dõi phản ứng sau tiêm, bảo quản vaccine, vật tư tiêm chủng chưa sử dụng theo quy định; xử lý chất thải y tế sau tiêm...
Ngoài ra, quy định còn yêu cầu các đơn vị kiểm tra tên người bệnh, tên thuốc, liều thuốc; đối chiếu nhãn thuốc, thời gian dùng thuốc, chất lượng thuốc, đường dùng thuốc, số giường và số phòng. Đây là nguyên tắc nằm lòng đối nhân viên y tế, nhằm đảm bảo sự an toàn và tránh nhầm lẫn trong dùng thuốc.
Đồng thời, các đơn vị cần lập kế hoạch tiêm chủng thường xuyên và tiêm vaccine ngừa COVID-19 để tránh chồng chéo lịch; bố trí nhân lực cụ thể, thời gian tiêm chủng phù hợp.
Minh Hạnh (T/h)