Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bộ nhận diện mới của ngành Hải quan Việt Nam

(DS&PL) -

Ngày 7/1/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 02/2021/NĐ-CP quyđịnh về cờ truyền thống, cờ hiệu, biểu tượng, hải quan hiệu, phù hiệu, biển tên, cấp hiệu, trang phục,....

Ngày 7/1/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 02/2021/NĐ-CP quyđịnh về cờ truyền thống, cờ hiệu, biểu tượng, hải quan hiệu, phù hiệu, biển tên, cấp hiệu, trang phục, chứng minh hải quan và dấu hiệu đặc trưng phương tiện tuần tra, kiểm soát, giám sát hải quan thay thế Nghị định số 10/2005/NĐ-CP ngày 31/01/2005 của Chính phủ. 

Nghị định số 2/2021/NĐ-CP gồm 3 chương 16 điều và có hiệu lực kể từ ngày 01/3/2021 với nhiều điểm mới khắc phục những tồn tại, hạn chế của Nghị định số 10/2005/NĐ-CP nhằm xây dựng vị trí hình ảnh của lực lượng hải quan theo hướng chính quy, hiện đại cũng như tính uy nghiêm của trang phục hải quan trong quá trình thực thi nhiệm vụ, xây dựng hình ảnh đẹp, chuyên nghiệp và nâng cao vị thế của lực lượng hải quan trong quá thực hiện nhiệm vụ “gác cổng nền kinh tế” mà Đảng, Chính phủ giao cơ quan hải quan thực hiện, cụ thể:

Kiểu dáng và màu sắc mới của trang phục Hải quan

Theo Nghị định, thay đổi màu sắc, kiểu dáng trang phục hải quan xuân hè và quy định trang phục dành riêng cho lực lượng làm công tác chống buôn lậu.

Do đặc thù công việc, hải quan thường xuyên tiếp xúc với doanh nghiệp, đối tác, hành khách quốc tế để đảm bảo màu sắc của trang phục hải quan thể hiện được hết tính chuyên nghiệp, phù hợp với hình ảnh hải quan Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế (tương tự màu sắc trang phục hải quan các nước trong khu vực và trên thế giới: Thái Lan, Campuchia, Maylaysia, Hoa kỳ, Anh..).

Trang phục của cơ quan hải quan tạiNghị định số 02/2021/NĐ-CP có nhiều điều chỉnh về kiểu dáng, màu sắc, đặc biệt là màu sắc của trang phục xuân - hè đã có sự thay đổi từ màu xanh da trời (Nghị định số 10/2005/NĐ-CP) thành màu xanh đen cùng màu của quần; trên vai của cánh tay áo có gắn biểu tượng hải quan và có sự điều chỉnh về kiểu dáng để thuận tiện cho việc sơ vin tạo sự thanh lịch, gọn gàng trong quá trình sử dụng.

Trang phục xuân - hè nam
Trang phục xuân - hè nữ

Trang phục dành riêng cho lực lượng chống buôn lậu là một trong những điểm mới quan trọng của Nghị định số 02/2021/NĐ-CP khi bổ sung trang phục đặc thù cho lực lượng làm công tác chống buôn lậu nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đảm bảo trang phục thể hiện tính uy nghiêm, tính quyền lực trấn áp tội phạm trong công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa (Nghị định số 10/2005/NĐ-CP chưa quy định)

Trang phục chống buôn lậu của lực lượng Hải quan được lấy ý tưởng từ trang phục dã chiến của các lực lượng quân đội, công an với thiết kế chất liệu phù hợp với quá trình thực thi nhiệm vụ; màu sắc rằn ri phối trên cơ sở của 04 màu (màu đen Pantone Black 7C, xanh bộ đội Pantone 560C, cỏ úa Warm Gray11C, Pantone 4665C) dễ ẩn nấp nhưng đặc trưng riêng của Hải quan, không bị trùng với các lực lượng khác; kiểu dáng được tư vấn thiết kế theo hướng năng động, hiện đại, nhiều túi, đai để đựng công cụ hỗ trợ, máy móc thiết bị chuyên dùng cầm tay…

Trang phục dành cho lực lượng chống buôn lậu

Dấu hiệu đặc trưng của phương tiện tuần tra, kiểm soát, giám sát

Quy định cụ thể về dấu hiệu đặc trưng của phương tiệntuần tra, kiểm soát, giám sát hải quan (tàu thuyền, ô tô) và vị trí gắn cờ hiệu, biểu tượng hải quan, đèn hiệu, loa, còi  trên phương tiện.

Đây là một trong những những nội dung bổ sung mới quan trọng của Nghị định số 02/2021/NĐ-CP nhằm luật hóa những dấu hiệu đặc trưng phương tiện tuần tra, kiểm soát, giám sát hải quan của cơ quan hải quan, đưa các quy định của Luật Hải quan về việc lắp đặt, sử dụng đèn hiệu, cờ hiệu hải quan, biểu tượng hải quan, loa, còi trên các phương tiện tuần tra, kiểm soát, giám sát hải quan triển khai trên thực tế.

 Đối với tàu thuyền, ca nô tuần tra, kiểm soát hải quan,xuất phát từ đặc thù hoạt động tàu thuyền của cơ quan hải quan là tàu công vụ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, giữ gìn trật tự an ninh kinh tế, an toàn và chủ quyền kinh tế quốc gia; đồng thời phối hợp với các lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng, trong công tác phối hợp tác chiến khi có nhu cầu cần thiết góp phần bảo vệ an ninh, quốc phòng đất nước.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của của Thủ tướng Chính phủ toàn bộ tàu thuyền của cơ quan hải quan từ năm 2000 đã thực hiện đăng kiểm tại Bộ Quốc phòng và từ năm 2016 đã triển khai đồng bộ, thống nhất về màu sắc, biển số....theo quy định của Bộ Quốc phòng. Do vậy, Nghị định số 02/2021/NĐ-CP đã luật hóa các dấu hiệu đặc trưng này để đảm bảo tính pháp lý, thống nhất, đồng bộ trong quá trình triển khai trong thực tiễn. 

Đối với ô tô tuần tra, kiểm soát, giám sát hải quan, tại khoản 5 Điều 89 Luật Hải quan quy định thẩm quyền của cơ quan hải quan trong việc áp dụng các biện pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới được trang bị phương tiện có gắn cờ hiệu, đèn hiệu, còi, loa...Tuy nhiên, do chưa có hướng dẫn cụ thể về dấu hiệu nhận biết, đặc trưng của phương tiện như vị trí gắn cờ hiệu, biểu tượng hải quan, màu sắc của xe, tín hiệu đèn, âm thanh còi nên các quy định của Luật Hải quan chưa được triển khai trên thực tế.

Nghị định số 02/2021/NĐ-CP đã hướng dẫn cụ thể về dấu hiệu đặc trưng của ô tô tuần tra, kiểm soát, giám sát hải quan. Theo đó, xe ô tô kiểm tra, kiểm soát, giám sát hải quan hai bên cửa xe có in dòng chữ “CUSTOMS” có phản quang theo quy cách như sau: Chữ in hoa, in đứng, cỡ chữ tùy thuộc vào từng loại xe; trước xe (nắp capo) và trước dòng chữ “CUSTOMS” có gắn biểu tượng hải quan. Nóc xe có gắn loa, đèn hiệu màu vàng; cờ hiệu hải quan cắm ở đầu xe phía bên trái người lái. 

Dấu hiệu đặc trưng của ô tô tuần tra, kiểm soát, giám sát hải quan

Ngoài ra, một số trang phục khác như mũ, giày, tất, biển tên; chứng minh thư hải quan... cũng có sự điều chỉnh cho phù hợp yêu cầu công tác và thực tiễn.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Tài chính, trong năm 2020, Tổng cục Hải quan đã sáng tạo, nỗ lực vượt qua khó khăn, triển khai quyết liệt các biện pháp vừa chống dịch Covid-19, vừa tích cực hỗ trợ khơi thông hoạt động xuất nhập khẩu tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Đặc biệt, ngành Hải quan tập trung vào việc đầu tư phát triển hệ thống công nghệ thông tin, nâng cao năng lực quản lý hoạt động  xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, thực hiện các hiệp định thương mại tự do đã được Việt Nam ký kết. 

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn ra phức tạp, ngành Hải quan vẫn đảm bảo tạo thuận lợi cho dòng chảy thương mại với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước tính đạt 543,9 tỷ USD, thu ngân sách nhà nước đạt 315.000 tỷ đồng.

Trong thời kỳ đất nước đẩy mạnh cải cách, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng với việc thực hiện hàng loạt các hiệp định thương mại tự do, giai đoạn 5 năm trở lại đây (2015 - 2020), Hải quan Việt Nam đã và đang tích cực chuyển đổi phương pháp quản lý, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa…

Thanh Tâm

Tin nổi bật