Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bộ GTVT trình Chính phủ đề xuất xóa Tổng cục Đường bộ, giảm một số vụ

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Bộ GTVT cho biết việc sắp xếp, tổ chức lại các tổ chức thuộc bộ GTVT làm giảm đầu mối, giảm cấp trung gian, đồng thời đáp ứng yêu cầu của Trung ương.

Báo Dân Trí thông tin, bộ GTVT vừa trình gửi Chính phủ dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức. Cụ thể, theo Tờ trình số 6640/TTr-GTVT bộ GTVT vừa gửi Chính phủ, đối với các tổ chức tham mưu, giúp việc Bộ trưởng, bộ GTVT đề nghị tiếp tục duy trì 6 tổ chức bảo đảm đáp ứng tiêu chí thành lập theo quy định, gồm vụ Tài chính, vụ Pháp chế, vụ Hợp tác quốc tế, vụ Tổ chức cán bộ, Thanh tra, Văn phòng.

Bên cạnh đó, bộ GTVT kiến nghị hợp nhất vụ Khoa học - Công nghệ với vụ Môi trường thành vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường. Đồng thời, tổ chức lại 3 vụ gồm Kết cấu hạ tầng giao thông, Vận tải, An toàn giao thông thành 2 vụ, theo đó sẽ giải thể vụ An toàn giao thông. Ngoài ra, sáp nhập vụ Đối tác công – tư vào vụ Kế hoạch - Đầu tư.

Cũng trong tờ trình nói trên, bộ GTVT kiến nghị chuyển vụ Quản lý Doanh nghiệp vào điều khoản chuyển tiếp. Hiện, bộ GTVT đang quản lý 7 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước nhưng có 3 tổng công ty tiếp tục duy trì mô hình là công ty TNHH một thành viên, Nhà nước nắm giữ 100% vốn.

Công ty Cơ khí và thiết bị điện Đà Nẵng (DAMCO) sẽ tái cơ cấu theo quyết định của Thủ tướng. Trong khi đó, Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) sẽ tái cơ cấu theo kết luận của Bộ Chính trị, dự kiến sẽ phải tiếp tục tái cơ cấu, xử lý tiếp 156 doanh nghiệp thuộc SBIC.

Bộ GTVT kiến nghị tổ chức lại Tổng cục Đường bộ Việt Nam thành cục Đường bộ Việt Nam và cục Đường cao tốc Việt Nam. Ảnh minh họa: Tiền Phong

Đối với các cục, Tổng cục trực thuộc, bộ GTVT sẽ tiếp tục duy trì 6 cục gồm cục Hàng hải Việt Nam, cục Hàng không Việt Nam, cục Đường sắt Việt Nam, cục Đường thủy nội địa Việt Nam, cục Đăng kiểm Việt Nam, cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông.

Trong đó, bộ GTVT kiến nghị đổi tên cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông thành cục Quản lý đầu tư xây dựng, chuyển cục Y tế GTVT vào điều khoản chuyển tiếp.

Với Tổng cục Đường bộ Việt Nam, bộ GTVT kiến nghị tổ chức lại thành cục Đường bộ Việt Nam và cục Đường cao tốc Việt Nam, theo báo Tiền Phong. Hiện đây là Tổng cục duy nhất thuộc Bộ GTVT, là đầu mối tập trung quản lý hệ thống quốc lộ và đường cao tốc.

Do Tổng cục Đường bộ chưa đáp ứng đủ các tiêu chí lập tổng cục theo Nghị định 101/2020 (do phân cấp địa phương quản lý một số tuyến đường bộ) nên thuộc đối tượng xem xét, tổ chức lại. “Do vậy, việc tổ chức lại Tổng cục Đường bộ Việt Nam là cần thiết”, bộ GTVT đánh giá.

Khi tổ chức lại Tổng cục Đường bộ thành cục sẽ giảm đầu mối cấp tổng cục nhưng tăng thêm 2 cục. Tuy nhiên, bộ GTVT sẽ giảm 1 cục và 4 vụ khác, chưa kể khi đã giảm tổng cục sẽ giảm thêm 5 cục và đơn vị sự nghiệp trực thuộc. Về tổng thể, số đầu mối không tăng mà còn giảm.

Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, bộ GTVT đề xuất tiếp tục duy trì 5 đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ, gồm Trung tâm Công nghệ thông tin, Viện Chiến lược và Phát triển GTVT, Trường Cán bộ quản lý GTVT, Báo Giao thông, Tạp chí GTVT.

Sau khi sắp xếp lại, bộ GTVT giảm từ 27 đầu mối xuống còn 23 đầu mối trực thuộc. Ngoài ra, bộ này còn giảm 10/21 đơn vị sự nghiệp trực thuộc. Theo Bộ GTVT, việc sắp xếp, tổ chức lại các tổ chức thuộc Bộ GTVT đã làm giảm đầu mối, giảm cấp trung gian và đáp ứng yêu cầu của Trung ương.

“Trước mắt, khi thực hiện sắp xếp tổ chức sẽ giảm số lượng cấp trưởng, trong thời hạn 3 năm kể từ khi tổ chức lại, sẽ tiếp tục giảm số lượng cấp phó. Sau tổ chức lại, sẽ thực hiện tinh giản biên chế theo lộ trình, bổ sung biên chế cho những đơn vị cần để phục vụ nhu cầu công việc”, bộ GTVT tính toán.

Đinh Kim (T/h)

Tin nổi bật