Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bị xử phạt khi thế chấp đăng ký mua xe trả góp: Có đúng luật?

(DS&PL) -

Ls Trương Anh Tú cho rằng, Cảnh sát giao thông xử lý các chủ phương tiện vi phạm khi không có giấy đăng ký, chỉ xuất trình được giấy xác nhận của ngân hàng là phù hợp.

Luật sư Trương Anh Tú cho rằng, Cảnh sát giao thông xử lý các chủ phương tiện vi phạm khi không có giấy đăng ký xe, chỉ xuất trình được giấy xác nhận của ngân hàng là phù hợp với quy định.

Vừa qua, nhiều người tham gia giao thông phản ảnh về việc bị xử phạt lỗi không có giấy đăng ký gốc của phương tiện do khi mua xe trả góp đã thế chấp giấy đăng ký gốc, chỉ sử dụng giấy tờ phô tô công chứng và xác nhận của ngân hàng cho đến khi trả hết số tiền đã vay.

Về vấn đề này, ngày 31/5, Cục CSGT (Bộ Công an) đã có văn bản khẳng định việc xử phạt như trên là hoàn toàn chính xác. Trong khi đó, một số nhân viên tại các ngân hàng có dịch vụ cho vay mua xe trả góp cho rằng, về mặt pháp lý, ngân hàng không sai vì người thế chấp đã ký giấy đề nghị ngân hàng giữ hộ giấy đăng ký xe bản gốc. Như vậy, nếu có sai cũng là khách hàng vì đã tự nguyện để ngân hàng cầm đăng ký bản gốc.

Luật sư Trương Anh Tú

Trước những băn khoăn của người mua xe trả góp về việc xử lý lỗi vi phạm không có giấy đăng ký xe đối với các phương tiện không có giấy tờ gốc do đã thế chấp tại ngân hàng, Luật sư Trương Anh Tú - Văn phòng Luật sư Trương Anh Tú (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội) cho rằng, căn cứ Điều 9 Nghị định 11/2012/NĐ-CP Bổ sung Điều 20a Nghị định 163/2006/NĐ-CP như sau:

“Điều 20a. Giữ giấy tờ về tài sản thế chấp Trong trường hợp tài sản thế chấp là tàu bay, tàu biển hoặc phương tiện giao thông quy định tại Điều 7a Nghị định này thì bên thế chấp giữ bản chính Giấy chứng nhận quyền sở hữu tàu bay, Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam, Giấy đăng ký phương tiện giao thông trong thời hạn hợp đồng thế chấp có hiệu lực”.

Quy định này đồng nghĩa với việc từ ngày 10/4/2012 các tổ chức tín dụng,chi nhánh ngân hàng, sau khi cho khách hàng vay và làm các thủ tục thế chấp xong phải trao trả cho người thế chấp giấy đăng ký xe bản gốc.

Mới đây, tại Công văn số 385 ngày 24/5/2017, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề nghị: “Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện nghiêm túc quy định về việc, bên thế chấp giữ bản chính giấy đăng ký phương tiện giao thông trong thời hạn hợp đồng thế chấp có hiệu lực theo quy định tại Nghị định 163 của Chính phủ”.

Như vậy, có thể khẳng định việc ngân hàng khi cho vay thế chấp đã cố tình dùng kỹ thuật theo hướng thỏa thuận để khách hàng ký giấy đề nghị Ngân hàng giữ giúp giấy đăng ký phương tiện giao thông là trái quy định của pháp luật. Việc Cảnh sát giao thông xử lý các chủ phương tiện vi phạm khi không có giấy đăng ký, chỉ xuất trình được giấy xác nhận của ngân hàng là phù hợp với quy định tại Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP.

"Giải pháp được đưa ra là các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện nghiêm túc quy định về việc, bên thế chấp giữ bản chính giấy đăng ký phương tiện giao thông trong thời hạn hợp đồng thế chấp theo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước. Đồng thời, thiết nghĩ lực lượng cảnh sát giao thông có thể nhắc nhở, hoãn việc xử phạt và thông tin rộng rãi để các chủ phương tiện giao thông được biết là làm việc với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng để lấy lại giấy đăng ký phương tiện theo quy định của pháp luật. Sau một thời hạn nhất định, nếu kiểm tra vẫn thấy vi phạm thì lực lượng Cảnh sát giao thông hoàn toàn có thể xử phạt vi phạm hành chính là hoàn toàn thuyết phục" - Luật sư Trương Anh Tú nhận định.

Trao đổi với VnExpress, Luật sư Phạm Thanh Bình - Giám đốc Công ty Luật Bảo Ngọc đánh giá: "Về bản chất, cảnh sát giao thông đang làm đúng theo quy định của pháp luật hiện hành". Ông cho rằng có thể Cục CSGT dựa vào văn bản trên của Ngân hàng nhà nước, lấy đó làm cơ sở để hướng dẫn và chỉ đạo cảnh sát giao thông các địa phương xử phạt.

Tuy nhiên, luật sư cho rằng cảnh sát giao thông khi xử lý phương tiện vi phạm cũng cần phải xem lại thời điểm, hiệu lực của hợp đồng đảm bảo, cầm cố tài sản. "Nếu hợp đồng cầm cố, thế chấp được lập trước thời điểm quy định trên có hiệu lực thì chủ ôtô không bị xử phạt, những giao dịch phát sinh sau thời điểm văn bản hướng dẫn mới bị áp dụng", ông Bình nói.

Theo nội dung văn bản số 2916/C67-P9 ngày 31/5/2017 của Cục CSGT (Bộ Công an) thì : "Đối với những phương tiện thế chấp ngân hàng khi tham gia giao thông thì bên thế chấp (người mua xe) được giữ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký xe trong thời hạn hợp đồng có hiệu lực theo đúng quy định tại Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch đảm bảo và công văn số 3851/NHNH-PC ngày 24/5/2017 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 

Tin nổi bật