Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa khi giao mùa
Vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, nắng mưa liên tục, không khí nóng ẩm. Đây là điều kiện lý tưởng cho nấm mốc và các vi khuẩn gây bệnh tả, thương hàn, lỵ… phát triển mạnh. Các loại vi khuẩn này sau khi xâm nhập vào cơ thể làm nhiễm khuẩn đường ruột, dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
Thêm vào đó, thức ăn rất dễ ôi thiu khi thời tiết nắng nóng, còn nguồn nước lại dễ ô nhiễm sau mưa bão. Nếu chẳng may ăn uống phải, đồng nghĩa với việc đưa vào cơ thể hàng loạt các vi khuẩn gây hại cho đường ruột, khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn. Theo thống kê của Cục Y tế Dự phòng, tiêu chảy cấp là một trong những tình trạng thường gặp nhất sau mưa lũ.
Cũng trong giai đoạn này, cơ thể chưa kịp thích nghi với thời tiết nên hệ miễn dịch rất dễ bị tấn công, có nguy cơ cao mắc các bệnh viêm đường hô hấp, tai mũi họng, viêm phổi do cảm cúm... Khi đó, người bệnh có xu hướng tìm đến thuốc tây để điều trị. Việc sử dụng thuốc tây trong thời gian dài có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, ăn không tiêu…
Ngoài ra, thói quen ăn uống không hợp lý: sử dụng nhiều bia rượu, đồ ăn tươi sống, chế biến sẵn, giàu đường - đạm, ít chất xơ… cũng góp phần gia tăng tình trạng rối loạn tiêu hóa trong thời điểm này.
Giải pháp bảo vệ tiêu hóa hiệu quả khi chuyển mùa
Để giúp hệ tiêu hóa có thể ổn định và cân bằng trong những ngày chuyển mùa cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Thực hiện nguyên tắc ăn chín, uống sôi. Không ăn thực phẩm tươi sống chưa được chế biến kĩ như: gỏi cá, tiết canh, rau sống… Thức ăn sau khi nấu chín nếu chưa sử dụng ngay thì nên đậy lồng bàn, đặt nơi thoáng gió, mát mẻ. Nếu còn dư để ngày hôm sau nên bảo quản trong tủ lạnh. Trước khi nấu ăn nên rửa tay sạch sẽ, tránh mầm bệnh lây từ tay sang thức ăn.
Sử dụng nước sạch
Nguồn nước ăn uống sinh hoạt phải được bảo vệ cẩn thận, nhất là trong những ngày mưa bão, cần có nắp đậy, không để nước bẩn từ ao, hồ… chảy vào. Ở những nơi không có nước máy mà đang có dịch tiêu chảy phải được sát khuẩn bằng cloramin B.
Ăn uống, đủ đúng bữa
Đặc biệt những người có tiền sử về bệnh ở đường tiêu hóa cần duy trì chế độ ăn đủ ba bữa (bữa sáng, bữa trưa, bữa tối) để phân bố về năng lượng cũng như các chất dinh dưỡng. Ăn chậm, nhai kĩ trước khi nuốt để tránh cho dạ dày phải làm việc nhiều.
Hạn chế đồ cay nóng, kích thích
Các loại đồ ăn tẩm ướp nhiều loại gia vị cay nóng như: ớt, tiêu, riềng, quế... có thể làm kích ứng niêm mạc dạ dày, ruột, gây tình trạng nóng trong, táo bón. Trong khi đó, các đồ uống chứa chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, nước uống có ga.... lại làm tăng áp lực lên thành ruột, ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa.
Cẩn trọng khi dùng thuốc kháng sinh
Tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng liều điều trị hoặc dùng thuốc kháng sinh để chữa các bệnh do virus. Khi xác định được tình trạng rối loạn tiêu hóa có nguyên nhân do dùng kháng sinh, nên liên hệ bác sĩ để được tư vấn cụ thể có nên ngừng thuốc hay đổi sang loại kháng sinh khác. Đồng thời có hướng bổ sung lợi khuẩn để thiết lập lại cân bằng cho hệ vi sinh đường ruột.
Bên cạnh đó, để hạn chế việc sử dụng kháng sinh trong những ngày giao mùa, cần chú ý giữ gìn sức khỏe bằng cách: luôn đeo khẩu trang khi ra đường, tránh tụ tập nơi đông người khi có dịch, thường xuyên rửa tay với xà phòng, dung dịch sát khuẩn, tiêm phòng vacxin cúm đầy đủ.
Đại tràng Extra Tâm Bình phát triển trên cơ sở công thức sản phẩm Đại tràng Tâm Bình bổ sung thêm 2 tinh chất Nanocurcumin và Immunecanmix có tác dụng: - Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng. - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt, đau bụng, đầy hơi, ăn không tiêu. - Hỗ trợ kích thích tiêu hóa. Để biết thêm thông tin về sản phẩm cũng như được chuyên gia tư vấn sức khỏe miễn phí hãy gọi tới tổng đài 0865 344 349. Đặt mua sản phẩm tại: https://tambinh.vn/ Thực phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh |
Hoài Thương