Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bí mật về thế hệ mafia mới dùng Facebook phô trương thanh thế

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Nổi lên từ các vụ giết chóc tàn bạo và bắt cóc đòi tiền vào những năm 80 của thế kỷ trước, Ndrangheta hiện là tổ chức tội phạm hùng mạnh nhất thế giới.

(ĐSPL) - Nổi lên từ các vụ giết chóc tàn bạo và bắt cóc đòi tiền vào những năm 80 của thế kỷ trước, Ndrangheta hiện là tổ chức tội phạm hùng mạnh nhất thế giới và nằm trong số 4 băng nhóm khét tiếng của nước Ý. Đầu tháng 2/2015, cảnh sát Ý lập được chiến công lớn khi bắt giữ hơn 160 đối tượng được cho là thành viên của nhóm mafia này và tịch thu hàng triệu USD trong một cuộc trấn áp lớn nhằm vào tội phạm có tổ chức. Một trong những yếu tố hỗ trợ lực lượng cảnh sát lại đến từ sự thay đổi trong nhận thức của một thế hệ mafia mới.

Cảnh sát Italy bắt tên đầu sỏ của băng đảng Ndrangheta tại khu vực Calabria, miền Nam nước Ý. 

Quy tắc vàng “omerta”

Cảnh sát Ý đã tịch thu 1.000kg cocaine tại cảng Calabria, nơi băng đảng Ndrangheta đặt bản doanh. Phát biểu với báo giới tại Bologna, Trưởng công tố viên chống mafia của Ý Franco Roberti ca ngợi chiến dịch trấn áp này là một cú giáng "mang tính lịch sử và chưa từng có" nhắm vào một nhóm bị nghi là đứng đằng sau phần lớn hoạt động buôn lậu cocaine ở châu Âu.

“Đây là một tổ chức tội phạm đã len sâu và rất nguy hiểm”, ông Roberti nói về Ndrangheta, một gia tộc tội phạm có tổ chức ở Calabria thuộc miền Nam nước Ý. Nhà chức trách nói, nhóm này đã bắt rễ sâu trong cộng đồng doanh nghiệp ở khu vực giàu có thuộc miền Bắc đất nước.

Với tài sản trị giá hàng tỉ USD nhờ buôn lậu cocaine, Ndrangheta đã trở thành tổ chức tội phạm hùng mạnh nhất ở Ý, vượt qua cả nhóm Cosa Nostra ở Sicily và Camorra ở Naples. Nó vốn được biết đến là một băng nhóm tội phạm có “truyền thống lâu đời”, được hình thành vào giữa thế kỷ XIX tại vùng đảo Sicily, thuộc Italy. Tuy nhiên, hậu duệ của tổ chức này năng nổ tìm kiếm vùng đất mới để “lập nghiệp” và làm cho danh tiếng cũng như sức ảnh hưởng của băng nhóm này nhanh chóng lan rộng khắp đất nước và ra toàn thế giới.

Ndrangheta bắt đầu nổi danh từ những năm 1980 bởi những vụ giết chóc tàn bạo và bắt cóc đòi tiền chuộc. Ndrangheta đặt ra quy tắc “vàng” hay còn gọi “omerta”, nghĩa là các thành viên của băng nhóm tuyệt đối không hợp tác với chính quyền. Đây được coi là “bộ quy tắc danh dự” cho những kẻ gia nhập hàng ngũ của Ndrangheta. Nếu tên nào vi phạm, lập tức sẽ bị xử tử.

Với chiến công lần này, cảnh sát Ý đã phối hợp cùng cơ quan an ninh của các nước khác thực hiện nhiều chiến dịch bố ráp Ndrangheta ở Calabria, Milan hay ngoài biên giới Ý như Bỉ, Pháp, Serbia, Montenegro và Tây Ban Nha. Tuy nhiên, thâm nhập và phá vỡ băng đảng này là điều không dễ bởi các thành viên của chúng ràng buộc với nhau bằng mối quan hệ gia đình và luôn trung thành với nguyên tắc “omerta”. Cảnh sát khó có thể khai thác thông tin về Ndrangheta cho dù bắt giữ được thành viên của nhóm.

Nhóm mafia này cũng nổi tiếng với những truyền thống nghiêm ngặt và các “nghi lễ máu” nhằm giữ bí mật về thân thế và các hoạt động từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tuy nhiên, hiện nay, mafia Ý đã vứt bỏ những tin nhắn viết tay được mã hóa và chuyển sang mạng xã hội để thực hiện các hoạt động kinh doanh bẩn thỉu.

Phương thức hoạt động mới

Theo DailyMail, thế hệ các “ông trùm” mới ban đầu dùng các trang mạng như Facebook để thực hiện các thương vụ buôn bán thuốc phiện và đòi tiền bảo kê. Các hoạt động này được tiến hành dưới các bí danh và thông tin thân thế giả.

Trong đó, không ít những “ngôi sao mới nổi” trong thế giới mafia đang đua nhau phô trương thanh thế trên thế giới ảo. Theo một cuộc điều tra của tạp chí Espresso (Ý), ngày càng có nhiều tên mafia thích khoe khoang trên thế giới ảo. Mới đây, “ông trùm” trẻ Domenico Palazzotto tại khu Arenella ở thành phố Palermo dùng tên giả để lập tài khoản Facebook rồi đăng tải hình ảnh vi vu trên những chiếc du thuyền sang trọng hay lái xe Limousine xa xỉ và uống champagne thả cửa. “Các ông trùm ngày càng ưa phô trương quyền lực và sự giàu có”, điều tra của tạp chí tin tức Espresso viết.

Ông trùm 28 tuổi, được liệt kê là “ông trùm” của các “ông trùm” Massimo Messina Denaro đã khoe cách trở thành một bố già nguyên thủy như thế nào trong một cuốn phim được đăng trên mạng. Không những thế, Palazzotto còn trao đổi với một người có ý định gia nhập băng nhóm của y. Khi được hỏi có cần phải gửi sơ yếu lý lịch hay không, gã trùm đùa: “Tất nhiên là anh bạn phải nộp hồ sơ để chúng tôi xem xét thành tích phạm tội chứ. Người có “quá khứ sạch sẽ” làm gì được nhận”.

Một “ông trùm” mafia Ý khác là Salvatore D'Alessandro đã đăng ảnh cho thấy lối sống xa hoa của bản thân trên mạng, ảnh ăn uống và đi du thuyền, cùng dòng chữ: “Tôi là một trong những con cá mập săn mồi ở biển sâu. Khi thời cơ tới, tôi sẽ nổi lên mặt nước và không thương xót bất cứ ai”.

Trào lưu “khoe hàng” nói trên được cho là nhằm gieo rắc sợ hãi tại những cộng đồng mà mafia hoạt động. Tuy nhiên, nó cũng là con dao hai lưỡi khi các “ông trùm” “phơi mặt” cho công chúng. Sau khi nổi như cồn trên mạng, Palazzotto rốt cuộc nằm trong số 95 tên tội phạm bị bắt giữ trong chiến dịch tận thế, trong đó, cảnh sát đã hạ gục các ngôi sao đang lên của các băng nhóm mafia mới trong thành phố. Một nguồn tin ở Palermo nói với báo Telegraph (Anh) rằng, các điều tra viên đã dành thời gian tìm hiểu trên Facebook để lôi bằng được các tên trùm mafia ra khỏi vỏ bọc tên giả.

Các nhà điều tra cũng nhận định việc khoe khoang trên mạng chỉ làm gia tăng sự suy sụp của thế hệ mafia mới thay vì củng cố quyền lực của các “ông trùm”. Nguồn tin giấu tên nói: “Lên mạng là điều không tưởng đối với trùm mafia truyền thống - những người thường sống ở nông trại, ăn bánh mì, bơ và rau trồng tại chỗ, không cần sử dụng điện thoại và vẫn có thể ra lệnh bằng thông điệp viết tay. Còn thế hệ mafia mới ưa chuộng Facebook, tin nhắn điện thoại và ứng dụng nhắn tin WhatsApp để khoe cho thế giới biết những nơi họ từng đặt chân đến, từ sàn nhảy, bãi biển cho đến nhà hàng đẳng cấp. Chính điều này giúp lực lượng thực thi pháp luật lần theo dấu vết và truy bắt họ”.

Những “hạt giống” mafia

Robert Bleekly, Giáo sư Luật Quốc tế, đồng tác giả của bộ luật chống mafia của Mỹ nhận định: “Trong các học đường, con cái của các thế hệ mafia cũ giờ đây đã trở thành những nhà kế toán giỏi giang, những viên luật sư tài ba và những nhà đầu tư siêu hạng với bằng cấp hẳn hoi.

Thực ra, các “ông trùm” mafia đã có chủ ý khi chu cấp cho con cái học hành đến nơi đến chốn, tạo điều kiện thâm nhập sâu hơn vào xã hội hiện đại qua kiến thức chuyên môn thâu tóm được. Tuy khoác những bộ cánh thời thượng, nói tiếng Anh bằng giọng cực chuẩn và sử dụng những tiện nghi xa xỉ tân kỳ nhất, nhưng bản chất tàn bạo truyền đời của chúng vẫn không hề thay đổi”.

Tin nổi bật