Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bị đuổi chém ở trụ sở, chủ tịch thị trấn ở Tuyên Quang nói gì?

  • Hoàng Yên
(DS&PL) -

Bị chém vào tay ngay tại trụ sở làm việc, Chủ tịch UBND thị trấn Sơn Dương (Tuyên Quang) cho biết nguyên nhân do Minh đến đòi thanh toán tiền công sửa cổng chào thị trấn.

Ngày 26/7, Công an tỉnh Tuyên Quang cho biết, Công an huyện Sơn Dương đã khởi tố, bắt tạm giam Tạ Quang Minh (33 tuổi, ở thị trấn Sơn Dương) để điều tra hành vi "Cố ý gây thương tích".

Nạn nhân trong vụ việc là ông Lại Minh Hồng - Chủ tịch UBND thị trấn Sơn Dương, huyện Sơn Dương.

Theo báo Lao động, ông Hồng cho biết, hiện sức khoẻ đã ổn định và vẫn đang tiếp tục được điều trị, theo dõi tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang.

Hình ảnh ghi lại sự việc. Ảnh: Người lao động

Theo ông Hồng, sáng ngày 20/7, UBND thị trấn thuê Minh đến sửa chữa cổng chào, hai bên thỏa thuận tiền công là 1 triệu đồng. Chiều cùng ngày, Minh trực tiếp đến phòng làm việc của của ông Hồng để đòi tiền công.

"Lúc đó, tôi có nói với Minh rằng, ai gọi cho chú thì chú tới đó lấy hồ sơ cho anh để anh duyệt chi trả luôn", ông Hồng cho biết. Tuy nhiên, trong quá trình trao đổi, Minh nổi nóng, chửi bới rồi chạy xuống sân cầm dao để ở xe máy lên chém một nhát vào cánh tay ông Hồng.

Chưa dừng lại, Minh còn tiếp tục cầm dao đi gây sự với các phòng ban. Khi lực lượng Công an thị trấn có mặt, Minh chống trả quyết liệt nhưng đã bị khống chế ngay sau đó.

Trong khi đó, khẳng định với PV báo Dân Trí, ông Hồng cho biết, việc Minh gặp trực tiếp ông để đòi tiền công là sai người, vì bản thân ông không phải là người trực tiếp thuê Minh và ông cũng không thể là người cầm tiền đi trả cho Minh.

"Tại địa phương, Minh là người có dấu hiệu thần kinh, sự việc xảy ra đối với tôi hôm đó cũng là đen đủi. Hiện nay có nhiều thông tin xuyên tạc cho rằng tôi không trả tiền công cho Minh nên mới bị chém là hoàn toàn sai sự thật. Nếu tôi là người trực tiếp thuê anh ta thì tôi sẵn sàn rút luôn tiền mặt để trả, sau đó cho vào sổ sách sau cũng được, nhưng nếu làm vậy thì sau này anh em kế toán lại bảo là tôi ăn tiền vớ vẩn.

Khi đó nếu anh ta xuống phòng kế toán, hoặc nhân viên cầm giấy tạm ứng hay hồ sơ thanh toán lên, tôi sẽ ký và để kế toán chi trả ngay thì đã không có sự việc đáng tiếc như vậy", ông Hồng cho hay.

Hoàng Yên (T/h)

Tin nổi bật