Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bệnh trầm cảm, sát thủ của các sao, khiến người người sợ hãi là gì?

(DS&PL) -

Theo thống kê, giới nghệ sỹ là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao nhất, càng nổi tiếng họ càng dễ bị căn bệnh này "ghé thăm".

Theo thống kê, giới nghệ sỹ là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao nhất, càng nổi tiếng họ càng dễ bị căn bệnh này "ghé thăm". 

Căn bệnh sát hại nhiều sao nổi tiếng

Trong khi nhiều người còn đang chưa hiểu biết hết về căn bệnh "nhà giàu" này thì nó đã gây ra nhiều cái chết thương tâm. Nạn nhân của căn bệnh quái ác này có thể làm một bà mẹ sau sinh đã tự tay giết chết đứa con bé bỏng của mình, là những diễn viên, ca sĩ nổi tiếng đang ở thời đỉnh cao nhan sắc và tài năng...

Chỉ khoảng hơn một tháng sau khi nữ ca sĩ Sulli (25 tuổi) được phát hiện treo cổ tự tử tại nhà riêng, mới đây, người hâm mộ lại phải nói lời vĩnh biệt với Goo Hara, cựu thành viên nhóm KARA. 

Người nổi tiếng phải chịu áp lực từ dư luận và nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao nhất.

Không chỉ riêng các nghệ sĩ Hàn Quốc hay quốc tế, nhiều nghệ sĩ ở Việt Nam cũng tâm sự họ bị rơi vào... ngõ cụt khi đối mặt với căn bệnh trầm cảm và từng có ý định tự tử như OnlyC, Hương Tràm, Sơn Tùng M-TP, Văn Mai Hương, Hoàng Bách, Hari Won...

Theo các chuyên gia, hơn 50% bệnh nhân trầm cảm đều có ý định tự sát và 15-20% trong số đó tự sát thành công. Đây là căn bệnh đang có tỷ lệ tăng cao trong những năm qua.

Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm

Sulli từng tâm sự, cô cảm thấy mệt mỏi, phải sống “hai mặt” và cố tỏ ra hạnh phúc để giấu sự cô đơn vào trong lòng. Tuy nhiên, không một ai lắng nghe lời của Sulli nói, khiến căn bệnh trầm cảm của cô ngày càng kéo dài và rơi vào bế tắc.

Cả Sulli và Goo Hara đều không thể chiến thắng được căn bệnh trầm cảm.

Còn trong bức thư tuyệt mệnh mà Jong Hyun, thành viên của nhóm nhạc SHINee, để lại, anh chia sẻ mình mắc bệnh trầm cảm khi gặp bế tắc trong sự nghiệp và âm nhạc. Và điều đáng buồn hơn, nam ca sĩ phải tự chống chọi cô đơn một mình và không biết nói cùng ai.

“Tôi vụn vỡ từ bên trong. Cơn trầm cảm dần làm tôi mòn mỏi, cuối cùng đã nuốt chửng tôi, tôi không thể đánh bại nó”, Jong Huyn viết trong lá thư tuyệt mệnh.

Theo báo cáo của Viện sức khoẻ tâm thần, bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), mỗi năm, Việt Nam có hơn 40.000 người tự tử do trầm cảm. Trong đó, khoảng 20% trường hợp tự tử thành công.

BSCKII Huỳnh Thanh Hiển, Phó phòng Kế hoạch tổng hợp, bệnh viện Tâm Thần TP.HCM, cho rằng lối sống hiện đại ngày nay nảy sinh rất nhiều vấn đề phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý con người như thất bại trong công việc, áp lực cuộc sống, đổ vỡ tình cảm,…

“Những người bị trầm cảm nặng, có ý định tự sát thường xuất phát từ suy nghĩ cảm thấy bản thân là người vô dụng. Sau đó, họ tự cho mình là gánh nặng của người thân và gia đình, không nên tồn tại. Chính áp lực này dẫn đến hành vi tự tử”, bác sĩ Hiển chia sẻ với Tri thức trực tuyến.

Korea Times dẫn lời chuyên gia tâm lý Kim Byung Soo ở bệnh viện Asan, Seoul, Hàn Quốc - người đã từng điều trị cho một số nghệ sĩ gặp vấn đề tâm lý cho biết, giới nghệ sĩ, đặc biệt ở Hàn Quốc dễ bị trầm cảm bởi nguyên nhân hàng đầu là do xúc cảm của họ luôn 'trồi sụt', thất thường. Những biến động cảm xúc thường xuyên có ảnh hưởng trực tiếp tới chứng trầm cảm.

Từ kinh nghiệm trị liệu cho nhiều nghệ sĩ gặp vấn đề về tâm lý, chuyên gia Kim chia sẻ gần như mỗi người nổi tiếng đều có hai bộ mặt trong một con người. Một 'bộ mặt' để thể hiện trước công chúng và một “bộ mặt” chỉ thể hiện ra khi ở bên những người rất thân cận, hoặc thậm chí chỉ khi ở một mình.

Khi khoảng cách giữa hai bộ mặt lớn dần, gây ra sự mất cân bằng khiến “bộ mặt” thể hiện trước công chúng lấn át và nuốt trọn bản ngã của người nghệ sĩ sẽ gây nên những hệ lụy tâm lý. Điều này đẩy họ có cảm giác cô đơn và tuyệt vọng khủng khiếp.

Trong khi đó, nghệ sĩ lại bị áp lực trong việc sáng tạo, tức là phải thể hiện cái tôi của mình. Đây chính là con dao hai lưỡi vừa phục vụ sự nghiệp nhưng có khả năng hủy hoại tâm hồn họ, khiến họ dễ mắc trầm cảm hơn những người khác.

Dấu hiệu của bệnh trầm cảm là gì?

1. Luôn buồn chán, bi quan, mất quan tâm thích thú đối với các công việc hàng ngày và mất sự cố gắng trong lao động chân tay, trí óc, mệt mỏi, kiệt sức.

2. Khó tập trung, giảm chú ý, hay quên, giao tiếp kém linh hoạt.

3. Trằn trọc khó ngủ, thức dậy sớm hoặc thèm ngủ mà không ngủ được.

4. Cảm giác lo lắng vô cớ và ý nghĩ tội lỗi với người thân, tự ti, cảm thấy mình vô dụng, nghĩ ngợi liên quan đến chết chóc.

5. Có ý nghĩ và hành vi tự sát.

6. Chán ăn, sụt cân.

Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao gấp 2 lần so với nam giới.

Phương pháp đối phó với căn bệnh trầm cảm

Các bạn biết rằng, mỗi người bệnh trầm cảm đều có một nguyên nhân khác nhau bởi có thể do chấn động tâm lí trong từng hoàn cảnh khác. Bởi vậy dựa vào mỗi tình huống mà chúng ta có các cách điều trị khác nhau cho từng bệnh nhân. Tuy nhiên có những điều chung mà người mắc bệnh trầm cảm nên làm:

Cười thật nhiều

Nụ cười sẽ làm cho bản thoải mái và vui vẻ hơn, hãy cười mỗi ngày để làm cho cuộc sống của bạn trở nên ý nghĩa và làm tiêu tan những lo lắng.

Giữ tinh thần luôn thoải mái

Hãy làm những gì bạn thích để luôn cảm thấy được thoải mái, nghe nhạc, xem phim, đọc sách, shopping… bất cứ điều gì bạn muốn.

Tìm kiếm một cuộc sống bận rộn

Cuộc sống bận rộn sẽ giúp bạn không có thời gian để nghĩ quá nhiều đến những chuyện không vui, bận rộn cũng giúp bạn thấy cuộc sống có nghĩa hơn.

Minh Khôi (T/h)

Tin nổi bật