Sau 28 ngày hậu phẫu, theo dõi sức khỏe nghiêm ngặt, bé N.V.T.H (14 tháng tuổi) vừa được ghép gan từ người cho là bố đã được xuất viện.
Bé H kháu khỉnh trong ngày xuất viện. |
Chiều 31/10, Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2 TP. HCM cho biết, ca ghép gan của bé H diễn ra rất thuận lợi cả trước, trong và sau ca ghép.
Ca ghép diễn ra vào ngày 4/10 với ê kip khoảng 40 bác sĩ gồm Giáo sư Trần Đông A, các bác sĩ đến từ Bệnh viện Nhi đồng 2 TP. HCM và các bệnh viện khác trên TP. HCM, 2 chuyên gia đến từ Trường Đại học Saint-Luc thuộc vương quốc Bỉ. Ca ghép kéo dài 10 tiếng đồng hồ, kết thúc sớm hơn 2 tiếng so với dự kiến.
Sau ghép, sức khỏe bé tiến triển tốt, hết vàng da, ăn uống và lên cân tốt. Hiện tại, bé đã nặng 9,2kg và rất kháu khỉnh, vui vẻ. So với các ca ghép gan bình thường, bé H có thời gian hậu phẫu ngắn hơn và khả năng hồi phục sức khỏe khá tốt. Người cho gan bé H là cha ruột của bé. Anh cũng phục hồi sức khỏe tốt và đã xuất viện sau 10 ngày hiến gan cho con.
Bác sĩ Nguyễn Minh Ngọc, Trưởng khoa Tiêu hóa – gan – mật, thành viên chính trong ê kip ghép gan cho biết, trong thời gian hậu phẫu, bé H được chăm sóc theo chế độ đặc biệt: Phòng hồi sức vô trùng, 1 bác sĩ và 3 điều dưỡng phải túc trực 24/24, bé có chế độ dinh dưỡng riêng và được theo dõi rất nghiêm ngặt về khả năng thải ghép, khả năng thích ứng của gan sau ghép… Sau khi xuất viện, các bác sĩ đã hướng dẫn chi tiết cho gia đình cách chăm sóc bé.
Trước đó, bé H bị chứng teo đường mật bẩm sinh, đã được phẫu thuật lúc 7 tuần tuổi. Sau đó bệnh bé tiến triển thành xơ gan với các biến chứng tắc mật, nhiễm trùng đường mật, suy gan nặng. Các bác sĩ nhận định giải pháp duy nhất cứu bé thoát khỏi cửa tử là ghép gan sau khi chọn được gan phù hợp từ người bố.
Đây là ca ghép gan thứ 10 tại Bệnh viện Nhi đồng 2 và là ca thứ hai bố cho gan con. Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch cho biết, nếu thuận lợi, Bệnh viện sẽ thực hiện ca ghép gan thứ 11 cho 1 bệnh nhi 7 tuổi ở Cà Mau bị chứng teo đường mật bẩm sinh. Ca ghép có thể diễn ra vào khoảng tháng 3/2017.
Sau 28 ngày hậu phẫu, theo dõi sức khỏe nghiêm ngặt, bé N.V.T.H (14 tháng tuổi) vừa được ghép gan từ người cho là bố đã được xuất viện.
Bé H kháu khỉnh trong ngày xuất viện.
Chiều 31/10, Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM cho biết, ca ghép gan của bé H diễn ra rất thuận lợi cả trước, trong và sau ca ghép.
Ca ghép diễn ra vào ngày 4/10 với ê kip khoảng 40 bác sĩ gồm Giáo sư Trần Đông A, các bác sĩ đến từ Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM và các bệnh viện khác trên TPHCM, 2 chuyên gia đến từ Trường Đại học Saint-Luc thuộc vương quốc Bỉ. Ca ghép kéo dài 10 tiếng đồng hồ, kết thúc sớm hơn 2 tiếng so với dự kiến.
Sau ghép, sức khỏe bé tiến triển tốt, hết vàng da, ăn uống và lên cân tốt. Hiện tại, bé đã nặng 9,2kg và rất kháu khỉnh, vui vẻ. So với các ca ghép gan bình thường, bé H có thời gian hậu phẫu ngắn hơn và khả năng hồi phục sức khỏe khá tốt. Người cho gan bé H là cha ruột của bé. Anh cũng phục hồi sức khỏe tốt và đã xuất viện sau 10 ngày hiến gan cho con.
Bác sĩ Nguyễn Minh Ngọc, Trưởng khoa Tiêu hóa – gan – mật, thành viên chính trong ê kip ghép gan cho biết, trong thời gian hậu phẫu, bé H được chăm sóc theo chế độ đặc biệt: Phòng hồi sức vô trùng, 1 bác sĩ và 3 điều dưỡng phải túc trực 24/24, bé có chế độ dinh dưỡng riêng và được theo dõi rất nghiêm ngặt về khả năng thải ghép, khả năng thích ứng của gan sau ghép… Sau khi xuất viện, các bác sĩ đã hướng dẫn chi tiết cho gia đình cách chăm sóc bé.
Trước đó, bé H bị chứng teo đường mật bẩm sinh, đã được phẫu thuật lúc 7 tuần tuổi. Sau đó bệnh bé tiến triển thành xơ gan với các biến chứng tắc mật, nhiễm trùng đường mật, suy gan nặng. Các bác sĩ nhận định giải pháp duy nhất cứu bé thoát khỏi cửa tử là ghép gan sau khi chọn được gan phù hợp từ người bố.
Đây là ca ghép gan thứ 10 tại Bệnh viện Nhi đồng 2 và là ca thứ hai bố cho gan con. Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch cho biết, nếu thuận lợi, Bệnh viện sẽ thực hiện ca ghép gan thứ 11 cho 1 bệnh nhi 7 tuổi ở Cà Mau bị chứng teo đường mật bẩm sinh. Ca ghép có thể diễn ra vào khoảng tháng 3/2017.