Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

"Bé Na" quý hiếm dài 1,5 mét, có tên trong sách đỏ được thả về tự nhiên

(DS&PL) -

Nhận thấy rắn hổ mang chúa là loài động vật quý hiếm nhóm IB cần bảo vệ, một người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã đồng ý giao nộp lại cá thể rắn này, thả về tự nhiên

Nhận thấy rắn hổ mang chúa là loài động vật quý hiếm nhóm IB cần bảo vệ, một người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã đồng ý giao nộp lại cá thể rắn này để thả về tự nhiên.

Rắn hổ mang chúa là loài động vật quý hiếm nhóm IB cần bảo vệ. Ảnh: Tri thức trực tuyến

Ngày 1/5, Công an huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện và Ban quản lý Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong đã tiến hành thả cá thể rắn hổ mang chúa tiếp nhận từ người dân về môi trường tự nhiên.

Thông tin trên Tri thức trực tuyến, ngày 25/4, anh M.H.Q. (trú xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy) khi đi rừng đã phát hiện cá thể rắn hổ mang chúa dài khoảng 1,5 m mắc bẫy nên mang về nhà.

Tiếp nhận được thông tin, Công an huyện Lệ Thủy đã đến nhà, vận động anh Q. giao nộp cá thể rắn để thả về môi trường tự nhiên.

Sau khi được biết đây là loài động vật quý hiếm nhóm IB cần bảo vệ, anh Q. đã đồng ý giao nộp lại cá thể rắn này.

Khi cơ quan chức năng huyện Lệ Thủy tiếp nhận, cá thể rắn hổ mang chúa trong tình trạng sức khỏe bình thường, ổn định.

Hổ mang chúa (tên khoa học: Ophiophagus hannah) là loài rắn độc dài nhất thế giới, phân bố chủ yếu tại các vùng rừng nhiệt đới ở Ấn Độ và Đông Nam Á. Con trưởng thành dài trung bình 3,18 - 4 m. Loài rắn này thường lẩn tránh con người và chỉ tấn công nếu cảm thấy bị đe dọa.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam và Công ước quốc tế về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES), rắn hổ mang chúa thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định tại Nghị định số 160/2013/NĐ-CP.

Loài rắn này đang bị đe dọa do mất môi trường sống và được liệt kê là loài sắp nguy cấp trong sách đỏ IUCN từ năm 2010.

Đây cũng là loài thuộc nhóm IB theo quy định tại Nghị định số 06/2019/NĐ-CP và thuộc Phụ lục I Công ước CITES. Các loài thuộc danh mục trên được pháp luật bảo vệ, nghiêm cấm khai thác, buôn bán, sử dụng, xuất khẩu, nhập khẩu vì mục đích thương mại.

Các hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán trái phép rắn hổ mang chúa (thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ) sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 244 BLHS 2015.

Tùy theo tính chất, mức độ, người vi phạm có thể bị phạt tù từ 1-5 năm, nếu vi phạm với số lượng từ 8 cá thể rắn hổ mang chúa trở lên có thể bị phạt từ đến 15 năm.

Bạch Hiền (t/h)

Tin nổi bật