Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bé 3 tuổi nhập viện cấp cứu vì ăn nhầm mì tôm trộn thuốc diệt chuột

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Gia đình trộn mì tôm với thuốc diệt chuột để làm bả diệt chuột nhưng bé 3 tuổi không may ăn nhầm, được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

VietNamNet đưa tin, tối ngày 22/10, khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Mộc Châu đã tiếp nhận một bệnh nhi 3 tuổi ăn nhầm mì tôm có trộn thuốc diệt chuột. Sau khi ăn, bệnh nhi xuất hiện triệu chứng nôn nhiều, đau bụng… Ngay khi phát hiện ra sự việc, gia đình đã lập tức đưa bệnh nhi vào viện.

Theo bác sĩ Vi Hoàng Thuyên, khoa Hồi sức cấp cứu, gia đình bệnh nhi đã sử dụng ống thuốc diệt chuột màu hồng gồm hoạt chất Fluoroacetate, trộn với mì tôm để làm bả diệt chuột.

Gia đình bệnh nhi sử dụng ống thuốc diệt chuột màu hồng gồm hoạt chất Fluoroacetate trộn với mì tôm để làm bả diệt chuột. Ảnh: VietNamNet

Tiếp nhận bệnh nhi, các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành rửa dạ dày loại bỏ độc chất, cho bé uống than hoạt tính để hấp thu độc chất còn sót lại trong đường tiêu hóa, truyền dịch, điều chỉnh điện giải. 

Các bác sĩ cũng xét nghiệm chức năng đông máu gan thận, điện giải kiềm toan, đo điện tim trong giới hạn bình thường. Hiện, tình trạng bệnh nhi ổn định, không có biểu hiện co giật hay suy hô hấp, suy tuần hoàn hay rối loạn nhịp tim.

Nhân trường hợp này, bác sĩ Vi Hoàng Thuyên khuyến cáo các cha mẹ thận trọng trong việc đánh bả diệt chuột khi nhà có trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Ở lứa tuổi này, trẻ thường đi quanh nhà tìm hiểu thế giới và thử bất cứ thứ gì tìm được, cần có người trông giữ để tránh gặp phải tai nạn, nguy hiểm đến tính mạng.

Theo VnExpress, Fluoroacetate hay trifluoroacetamid là là thuốc diệt chuột của Trung Quốc, có hai dạng dung dịch màu hồng trong ống nhựa hay dạng hạt gạo màu hồng dùng trộn với thức ăn làm bả diệt chuột.

Nếu không may ăn hoặc uống phải, có thể gây ra triệu chứng như đau bụng, nôn ói, kích thích, vật vã, suy hô hấp, sốc, rối loạn nhịp tim, rối loạn điện giải, hạ canxi, hạ kali, toan chuyển hóa, suy thận cấp, co giật và hôn mê dẫn đến tử vong nếu không được nhập viện sớm và điều trị kịp thời.

Hóa chất diệt chuột này đã bị cấm lưu hành ở Việt Nam từ lâu nhưng vài năm gần đây lại xuất hiện nhiều ca ngộ độc nặng và tử vong do ăn uống nhầm.

Đinh Kim (T/h)

Tin nổi bật