Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bất ngờ với nguyên nhân khiến phụ nữ châu Á muốn làm trắng da nhất thế giới

(DS&PL) -

Những nguyên nhân khiến phụ nữ châu Á muốn làm trắng da bất chấp các cảnh báo về sức khỏe có bắt nguồn từ văn hóa và lịch sử.

Những nguyên nhân khiến phụ nữ châu Á muốn làm trắng da bất chấp các cảnh báo về sức khỏe có bắt nguồn từ văn hóa và lịch sử.

Mỹ phẩm làm trắng da đặc biệt được ưa chuộng tại châu Á - Ảnh: CNN

Một nghiên cứu gần đây cho thấy hơn một nửa trong số 1.992 nam giới và phụ nữ được khảo sát về việc sử dụng mỹ phẩm ở Ấn Độ đã thử làm trắng da. 44,6% cảm thấy cần phải thử các sản phẩm tẩy trắng da được quảng cáo trên các phương tiện truyền thông như truyền hình và tạp chí.

Trên toàn cầu, nhu cầu về mỹ phẩm làm trắng da ngày càng cang, dự kiến ​​đạt 31,2 tỷ USD vào năm 2024, tăng từ 17,9 tỷ USD trong năm 2017, đặc biệt là ở châu Á, Trung Đông và châu Phi, theo hãng phân tích thị trường Global Industry Analysts.

Việc sử dụng chất làm trắng da thường xuyên dao động từ 25% ở Mali đến 77% ở Nigeria, và 40% ở Trung Quốc, Malaysia, Philippines và Hàn Quốc, theo Tổ chức Y tế Thế giới.

Tuy nhiên, thị trường châu Á-Thái Bình Dương là khu vực sinh lợi lớn nhất, chiếm hơn một nửa thị trường toàn cầu - ước tính khoảng 7,5 tỷ USD trong số 13,3 tỷ USD - vào năm 2017, theo Future Market Insights - tập đoàn nghiên cứu thị trường tại hơn 150 quốc gia. Trung Quốc chiếm khoảng 40% doanh thu ở châu Á, Nhật Bản 21% và Hàn Quốc khoảng 18%.

"Trong văn hóa Đông Á, phụ nữ thích màu da sáng bởi quan điểm “nhất dáng nhì da’”, Shuting Hu - giám đốc điều hành và là nhà đồng sáng lập công ty nghiên cứu sản xuất mỹ phẩm SkinData Limited Hong Kong.

"Trong nhiều xã hội, đặc biệt là ở châu Á, màu da được xem là dấu hiệu của tầng lớp xã hội", Evelyn Nakano Glenn, giảng viên trường đại học California, Berkeley, giáo sư bình đẳng giới và nghiên cứu phụ nữ cho biết. "Với các cuộc xâm lược thuộc địa phương Tây trong thế kỷ 18 và 19, làn da sáng của các thực dân châu Âu trở thành một biểu tượng của dòng dõi cao quý trong khi da sẫm màu hơn của người châu Á lại là đặc điểm của dân thuộc địa".

Rachit Kumar – nghiên cứu viên của tập đoàn Insights thêm rằng "nhu cầu dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng bất chấp nguy cơ sức khỏe với người dùng. Người tiêu dùng châu Á rất quan tâm đến vẻ đẹp của họ và có xu hướng chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm đó, đặc biệt là thế hệ người tiêu dùng hiện đại có ngân sách làm đẹp đáng kể”.

Kumar cho rằng sự lợi nhuận từ thị trường châu Á chủ yếu đến từ những người "sẵn sàng chi hàng triệu USD để cải thiện bề ngoài".

Các nhà sản xuất mỹ phẩm, vì vậy, luôn đặc biệt chú trọng đến các sản phẩm làm trắng da để khai thác thị trường giàu tiềm năng này. Kéo theo đó là vô số các xưởng mỹ phẩm gia công cũng tận dụng nhu cầu này để sản xuất các loại mỹ phẩm kém chất lượng.

Tại Việt Nam, chỉ cần dạo một vòng trên mạng xã hội, người dùng sẽ choáng váng với hàng trăm shop mỹ phẩm online bán những loại kem trắng da được quảng cáo có tác dụng thần kỳ, tẩy trắng mọi loại da tối màu.

Tên các hãng mỹ phẩm cũng rất đa dạng nhưng thường không rõ nguồn gốc, xuất xứ hay thành phần, được quảng cáo bởi các cô gái trẻ có hàng trăm nghìn lượt theo dõi.

Tạp chí làm đẹp nổi tiếng Elle từng cảnh báo về các loại mỹ phẩm “thần kỳ” này. Một số kem được trộn với hoạt chất corticoid hoặc cồn, cho cảm giác căng bóng và mịn màng chỉ sau thời gian ngắn sử dụng.

Tuy nhiên, về lâu dài, da bị bào mòn sẽ trở nên nhạy cảm, dễ bị kích ứng và nổi mụn, thậm chí gặp phải các triệu chứng dị ứng nguy hiểm.

Giám đốc Shuting Hu của hãng mỹ phẩm SkinData cho biết mỗi người nên tìm một sản phẩm uy tín, phù hợp với cơ địa và kiên nhẫn sử dụng.

Hu cũng khuyến cáo rằng các sản phẩm có nhiều vitamin C thường không ổn định và chỉ nên sử dụng trong vòng một tháng. Ngoài ra, các mỹ phẩm có chứa hydroquinone - một hợp chất giúp hạn chế da tạo ra lượng melanin dư thừa, chỉ có thể sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.

Thu Phương (Theo CNN)

Tin nổi bật