Tri Thức Trực Tuyến dẫn lời người nhà bệnh nhân cho biết, ông T. đang nằm thì đột ngột yếu 1/2 người trái, không cầm nắm, đi lại được, nói đớ. Ngay khi phát hiện, người thân đưa bệnh nhân vào cơ sở y tế trên cấp cứu.
Tại đây, các bác sĩ đã chẩn đoán bệnh nhân bị đột quỵ thiếu máu não cấp giờ thứ 3,5. Các chuyên gia khởi động quy trình điều trị bệnh nhân đột quỵ, cho chụp CT scan sọ não và dùng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch.
Bệnh nhân đang nằm thì đột ngột yếu 1/2 người trái, không cầm nắm, đi lại được, nói đớ. Ảnh minh họa
Sau tiêm thuốc 30 phút, người bệnh tỉnh táo trở lại, nói được, nửa người phải dần cử động. Đến ngày 5/4, bệnh nhân đã nói chuyện, đi lại bình thường và được xuất viện.
Tiêu sợi huyết não thất là kỹ thuật sử dụng thuốc tiêu sợi huyết (rt-PA) bơm vào não thất qua dẫn lưu não thất để làm tiêu nhanh máu đông trong não thất (đặc biệt là não thất 3 và não thất 4), tạo thuận làm thông sớm hệ thống não thất phía dưới và từ đó tránh được biến chứng giãn não thất.
BS Phan Hải Đăng, Trưởng khoa Cấp Cứu, cho biết trước đây, khi chưa có phương pháp tiêu sợi huyết, bệnh nhân có thể tử vong hoặc nếu được cứu sống phải chịu di chứng như liệt nửa người, nói ngọng, méo mồm, khó khăn cho sinh hoạt, thậm chí thành gánh nặng gia đình.
Phương pháp tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch khi được sử dụng kịp thời sẽ làm tan cục máu đông gây tắc mạch máu não. Điều này giúp bệnh nhân thoát khỏi tình trạng nguy kịch, phục hồi sức khỏe nhanh chóng, hạn chế di chứng.
Biểu hiện đột quỵ bao gồm:
- Đột ngột hôn mê, mất ý thức, tê bì tay chân, mất ý thức, đau đầu dữ dội, mất thăng bằng;
- Bỗng nhiên không nói được, méo mồm;
- Giảm thị lực mắt một cách đột ngột.
Cần đưa bệnh nhân đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị càng sớm càng tốt. Ảnh minh họa
Khi người bệnh bị đột quỵ, tiến hành sơ cứu đột quỵ tại nhà bằng cách:
- Gọi điện thoại cấp cứu 115;
- Trong thời gian chờ cấp cứu đến thì để phần đầu và lưng của bệnh nhân nằm nghiêng 45 độ so với cơ thể để phòng tránh bị sặc đường thở;
- Mặc quần áo rộng, thoáng, mở phần cổ áo để kiểm tra hô hấp của người bệnh. Trong trường hợp người bệnh ngừng tim thì tiến hành xoa bóp tim ngoài lồng ngực;
- Dùng khăn tay để quấn vào ngón tay trỏ và lấy sạch đờm, dãi trong miệng người bệnh. Trong trường hợp người bệnh bị co giật thì phải lấy chiếc đũa đã được quấn lớp vải để ngáng ngang miệng không cho người bệnh cắn vào lưỡi;
- Ghi chú lại thời điểm người bệnh khởi phát biểu hiện đột quỵ bất thường;
- Ghi chú lại những loại thuốc mà người bệnh đang dùng hoặc mang theo đơn thuốc đang có.
Trong quá trình thực hiện sơ cứu đột quỵ tại nhà thì tuyệt đối không cho bệnh nhân sử dụng thuốc hay ăn uống bất cứ thứ gì, không dùng kim chích 10 đầu ngón tay hay chân của người bệnh, không cạo gió, theo BSCK I Trịnh Ngọc Duy, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City.
Khi phát hiện bệnh nhân có biểu hiện trên người nhà cần đưa bệnh nhân đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị càng sớm càng tốt.
Thùy Dung (t/h)