Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bác sĩ Dược Sài Gòn nói về biến chứng thường gặp của bệnh hen phế quản

(DS&PL) -

Hen phế quản là bệnh lý đường hô hấp mạn tính thường gặp trong dân số với biểu hiện là ho, khò khè, khó thở và tức ngực.

Hen phế quản là bệnh lý đường hô hấp mạn tính thường gặp trong dân số với biểu hiện là ho, khò khè, khó thở và tức ngực. 

Bệnh hen phế quản

Khi bị hen phế quản nếu kiểm soát cơn hen không hiệu quả, lâu dài bệnh hen sẽ gây ra nhiều biến chứng khác nhau, làm suy giảm sức khỏe, ảnh hưởng đến chất lượng sống người bệnh. Cùng Bác sĩ Trường cao đẳng Dược Sài Gòn nói về biến chứng thường gặp của bệnh hen phế quản.

Biến dạng lồng ngực

Đặc điểm điển hình của bệnh hen phế quản là tắc nghẽn đường dẫn khí lúc thở ra. Nguyên nhân sinh bệnh thường là do sự tương tác giữa cơ địa và các yếu tố môi trường. Theo đó, bệnh lý này thường biểu hiện rất sớm, từ khi trẻ còn nhỏ. Sự tắc nghẽn lâu dài không chỉ làm trẻ khó thở mà còn gây tích tụ khí trong lồng ngực. Khi trẻ lớn hơn, thay vì lồng ngực kéo dài ra thì lồng ngực của trẻ bị hen suyễn sẽ căng tròn, đường kính trước-sau trở nên gần bằng đường kính trái-phải trông như lồng ngực nở rộng ở phía trước, xương ức cũng bị nhô ra phía trước.

Chậm phát triển thể chất

Biểu hiện cơn hen điển hình là người bệnh đột ngột xuất hiện ngứa mắt, ngứa họng, chảy nước mũi kéo theo sau đó là khó thở, khò khè do co thắt phế quản khi tiếp xúc các yếu tố dị nguyên. Khi ngưng tiếp xúc hay được phun thuốc dãn phế quản, người bệnh sẽ bớt khó thở và ho khạc ra đàm trắng trong. Khi ra khỏi cơn, hầu như trẻ vẫn khỏe mạnh, chạy nhảy như mọi đứa trẻ bình thường. Tuy nhiên, nếu không có phương tiện cắt cơn hiệu quả hoặc trẻ không được điều trị theo kế hoạch phòng ngừa cơn tốt, mức độ cơn hen diễn ra nặng nề kèm theo tần suất nhiều lần trong ngày về lâu dài có thể làm tổn thương đến cấu trúc của phổi và đường dẫn khí. Hệ thống cây phế quản sẽ bị tắc nghẽn mạn tính, trẻ bị khó thở liên tục, ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ do đó ảnh hưởng đến sản sinh hormone tăng trưởng kết hợp với trẻ bị giảm khả năng hoạt động thể lực dẫn đên chậm phát triển thể chất.

Tâm phế mạn

Bất cứ bệnh lý mạn tính nào ảnh hưởng đến phổi về lâu dài cũng sẽ ảnh hưởng đến tim. Khi có những biểu hiện khó thở, phù chân, đau tức hạ sườn bên phải, gan to, tĩnh mạch cổ nổi, chứng tỏ bệnh hen suyễn đã có biến chứng tâm phế mạn, gây suy tim. Do cấu trúc của phổi bị tổn thương lâu ngày, hệ quả là thành mạch máu của mao mạch phổi bị xơ cứng, tăng kháng lực, kéo theo là tăng áp động mạch phổi. Từ đó, tim phải tăng sức co bóp bơm máu lên phổi, về sau thành cơ tim sẽ dãn dần và biểu hiện suy tim phải. Do hen phế quản có khả năng phục hồi chức năng hô hấp, cho nên thời gian dẫn đến tâm phế mạn của từng bệnh nhân khác nhau, có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, thậm chí lâu hơn tùy vào khả năng kiểm soát cơn hen suyễn.

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn

Nhiễm khuẩn hô hấp

Theo Bác sĩ giảng viên Y sĩ đa khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đường thở tắc nghẽn liên tục, tăng tiết đàm nhớt là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn cư trú và sinh bệnh tái đi tái lại. Đây cũng thường là biến chứng ở các bệnh nhân bị hen mạn tính. Nhân các đợt chuyển mùa, các đợt rét, thời tiết thay đổi đột ngột trong ngày, độ ẩm không khí cao là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus gây viêm nhiễm vùng tai mũi họng, đường hô hấp dưới. Ngược lại, các đợt nhiễm trùng đường hô hấp lại làm cho những triệu chứng bệnh hen nặng hơn. Bệnh nhân sẽ sốt, khó thở tăng, có đờm nhiều, có thể đờm vàng hoặc xanh.

Khí phế thũng

Do khí bị ứ lại trong lồng ngực, sự đàn hồi của các phế nang ở bệnh nhân hen giảm dần theo thời gian, thở ra ít, thể tích khí cặn tăng. Cấu trúc của các phế nang bị phá vỡ, thông nối với nhau hình thành cá kén khí. Bên cạnh đó, tăng thể tích khí cặn, giảm thể thích phổi cho gắng sức dẫn tới bệnh nhân khó thở khi gắng sức, hạn chế hoạt động thể lực nhiều và tăng nguy cơ dẫn tới suy tim.

Tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất

Tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất gặp ở khoảng 5% hen mạn tính. Cũng do hệ quả là khí ứ lại trong thì thở ra, các phế nang giãn rộng, tại vùng phế nang giãn, mạch máu thưa thớt, nuôi dưỡng kém, áp lực trong phế nang tăng. Khi phải làm việc gắng sức hoặc ho mạnh, thành phế nang dễ bị bục vỡ. Tràn khí màng phổi hai bên là nguyên nhân gây đột tử ở người hen phế quản.

Xẹp phổi

Hơn 1/3 trẻ em bị hen suyễn mạn tính nhập viện vì hen có biến chứng xẹp phổi. Xẹp phổi một thùy hoặc nhiều thùy là biến chứng thường gặp tỷ lệ khoảng 10% số bệnh nhân vào viện. Khi hen ổn định thì tình trạng xẹp phổi sẽ khỏi hoặc đôi khi cũng không phục hồi được hoàn toàn. Điều này ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển thể lực của trẻ cũng như khả năng gắng sức sau này.

Suy hô hấp

Bệnh chuyên khoa hen phế quản nếu không kiểm soát tốt, trẻ thường xảy ra cơn hen cấp tính mức độ nặng hoặc hen ác tính sẽ có nguy cơ gây suy hô hấp, dẫn đến tử vong. Dù khi ra cơn, cấu trúc phổi và đường thở đã bị tổn thương nghiêm trọng cũng làm tăng khả năng suy hô hấp mạn tính. Bệnh nhân khó thở liên tục, da, môi, niêm mạc tím, toan hóa máu, đôi khi xảy ra ngừng thở khi ngủ, phải thở máy hỗ trợ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây hôn mê, tử vong đột ngột của bệnh hen.

Tin nổi bật