Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bác sĩ Dược Sài Gòn hướng dẫn điều trị bại não bằng vật lý trị liệu

(DS&PL) -

Có nhiều phương pháp điều trị bại não bằng phục hồi chức năng, nhưng dù phương pháp nào cũng phải có một chương trình đầy đủ

Có nhiều phương pháp điều trị bại não bằng phục hồi chức năng, nhưng dù phương pháp nào cũng phải có một chương trình đầy đủ, bao gồm phục hồi các rối loạn vận động như làm bớt co cứng, điều trị các rối loạn thính giác, thị giác…

Nguyên tắc điều trị bại não bằng phục hồi chức năng

Theo Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn phục hồi chức năng là biện pháp quan trọng, giúp trẻ cải thiện các chức năng bị mất hoặc khiếm khuyết, phục hồi chức năng cho trẻ bại não cần sớm và toàn diện với sự tham gia của người thân bệnh nhân để việc điều trị được liên tục. Các phương pháp phục hồi chức năng trẻ bại não bao gồm:

  • Phục hồi sớm qua vận động.
  • Phục hồi qua sinh hoạt hằng ngày.
  • Phục hồi qua giao tiếp xã hội.
  • Phục hồi qua giáo dục đặc biệt phù hợp với từng mức độ phát triển trí tuệ của người bệnh.

Phương pháp tập luyện

Tập luyện vận động

  • Điều chỉnh các tư thế bất thường của tay và chân trẻ.
  • Tập luyện các chức năng vận động theo các giai đoạn phát triển của trẻ như nâng đầu cổ, lăn lật, ngồi, bò, quỳ, đứng, đi, ...
  • Kích thích và tạo thuận cho trẻ vận động một cách chủ động thông qua các hoạt động trò chơi để rèn luyện nhận thức về cảm giác: xúc giác, thị giác, thính giác, vị giác.
  • Kỹ thuật để điều chỉnh tư thế như bế nách, địu, nằm võng, xoay lẫy, ngồi, giữ thăng bằng, đứng, ...

Tập luyện các sinh hoạt hằng ngày

  • Kỹ năng sinh hoạt hàng ngày bao gồm ăn uống, vệ sinh, tắm rửa, mặc quần áo, ... của trẻ bại não thường bị ảnh hưởng.
  • Trẻ bại não thể nặng thường phụ thuộc hoàn toàn vào sự giúp đỡ của gia đình trong mọi hoạt động sinh hoạt.
  • Nếu được huấn luyện sớm, đúng cách và kiên trì, nhiều trẻ bại não có thể tự lập trong cuộc sống hàng ngày. Điều này rất quan trọng, nhất là khi trẻ bại não trưởng thành.

Nguyên tắc sinh hoạt hàng ngày

Theo Bác sĩ giảng viên Kỹ thuật vật lý trị liệu cho biết nguyên tắc sinh hoạt hàng ngày phải được tiến hành càng sớm càng tốt, ngay sau khi phát hiện và chẩn đoán trẻ bại não. Phải phối hợp huấn luyện kỹ năng sinh hoạt hàng ngày song song với các biện pháp phục hồi chức năng khác.

Tư thế cho trẻ ăn uống

  • Mẹ ngồi trên ghế, đặt trẻ nằm ngửa trên đùi mẹ, đầu ở vị trí trung gian và hơi gập. Đưa bình sữa/ thìa thức ăn từ dưới lên vào miệng trẻ.
  • Nếu bình sữa/ thìa từ trên xuống vào miệng sẽ làm trẻ ưỡn đầu ra sau, toàn thân trở nên co cứng rất khó mút, nhai, nuốt.

Kỹ thuật kiểm soát miệng khi cho trẻ ăn uống

Khi thức ăn đã được cho vào trong miệng trẻ, ta dùng các ngón tay nâng hàm dưới của trẻ lên, giúp trẻ ngậm môi giữ thức ăn và nhai nuốt tốt hơn.

Tập cho trẻ ăn uống

  • Để trẻ tự đưa thìa từ trên xuống vào miệng trong khi toàn thân ưỡn, tay kia đưa ra sau, toàn thân trở nên co cứng rất khó mút, nhai, nuốt.
  • Trẻ ngồi trên ghế đầu ở vị trí trung gian và hơi gập. Một tay ta cố định một bên vai trẻ, tay kia hỗ trợ tại khớp cổ tay giúp trẻ đưa thức ăn từ dưới vào miệng trẻ.
  • Trẻ bại não chưa tự ngồi có thể học cách mặc quần ở tư thế nằm.
  • Tư thế ngồi tốt giúp trẻ ổn định tư thế khi thay quần áo.
  • Khi trẻ đã biết ngồi, hay tay ta cố định hông hoặc đùi giúp trẻ tự xỏ bít tất.

Kỹ năng cởi - mặc quần áo

  • Chọn tư thế mặc quần áo cho trẻ: Nếu mẹ đứng ở một bên, trẻ quay mặt sang bên kia sẽ khiến mẹ gặp khó khăn khi duỗi khuỷu tay trẻ để cởi áo cho trẻ.
  • Huấn luyện trẻ kỹ năng thay quần áo: Trẻ nằm sấp/ ngồi hay tay cầm 1 cái vòng xỏ vào chân, tháo ra khỏi chân - kỹ năng vận động trẻ phải làm khi thay quần áo vào sau này. Trẻ ngồi trên ghế, hai tay cầm vòng xỏ vào đầu, tuột dần xuống chân - kỹ năng mặc áo, quần về sau này.

Tập luyện qua giao tiếp xã hội

Não cũng như cơ thể cần phải luyện tập, do đó phải kích thích sớm qua vui chơi. Tập luyện ngôn ngữ cho trẻ càng sớm càng tốt. Tập luyện về giao tiếp nhằm giúp trẻ sớm hội nhập xã hội. Một số cách giao tiếp:

  • Ra hiệu bằng nét mặt, tay, đầu, thân người.
  • Qua hình ảnh, vẽ, viết, đọc, ...
  • Các hình thức giao tiếp khác.

Các hoạt động kích thích các kỹ năng

Theo giảng viên Điều dưỡng đa khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn các hoạt động dưới đây để giúp trẻ phát triển tốt hơn các kỹ năng quan hệ - giao tiếp, giúp trẻ biết nhận thức, hành động có mục đích thông qua việc chăm sóc trẻ bại não tại gia đình:

  • Khi bế hay ôm trẻ, hãy cầm tay của trẻ sờ vào mặt bạn, có thể cho trẻ sờ vào mắt, mũi, tai, miệng, ... và giới thiệu các bộ phận đó với trẻ.
  • Cho trẻ khả năng lựa chọn. Lúc đầu cho trẻ uống nước lạnh, sau đó uống nước ấm. Cho bé ăn đồ ngọt, rồi đồ chua. Mỗi một hoạt động hãy xem phản ứng của trẻ thế nào, cái gì bé thích hay không thích, luôn đáp ứng những điều thích (hợp lý) của trẻ.
  • Khi cho trẻ ăn, bạn hãy dừng lại nửa chừng để xem trẻ sẽ phản ứng như thế nào, hành động đòi ăn thêm.Trong một dịp khác, hãy cho trẻ ăn đến no, sau đó xem trẻ thể hiện sự no đủ như thế nào, trẻ từ chối ăn bằng cách gì.

Phong Linh

Tin nổi bật