Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bà bầu khi dùng thuốc bổ sung Vitamin và khoáng chất cần lưu ý gì?

(DS&PL) -

(ĐS&PL) Với phụ nữ mang thai việc bổ sung Vitamin và khoáng chất là rất cần thiết nhằm đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé. Vậy khi sử dụng thuốc bổ sung Vitamin

(ĐS&PL) Với phụ nữ mang thai việc bổ sung Vitamin và khoáng chất là rất cần thiết nhằm đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé. Vậy khi sử dụng thuốc bổ sung Vitamin và khoáng chất, bà bầu cần lưu ý gì?

Phụ nữ mang thai được xếp là nhóm đối tượng đặc biệt trong việc sử dụng thuốc, vì việc sử dụng thuốc không những có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người phụ nữ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Dưới đây là những lưu ý từ bác sĩ tại Trường Cao Đẳng Dược Thành Phố Hồ Chí Minh khi sử dụng thuốc bổ sung vitamin và khoáng chất trong thai kỳ mà mẹ bầu nên tham khảo để sử dụng đúng và an toàn.

Bà bầu chỉ sử dụng thuốc khi cần thiết và không dùng quá lâu một loại thuốc

Nên ăn uống đúng và đủ chất vì trong thực phẩm có sẵn nhiều vitamin hỗ trợ và bù trừ lẫn nhau một cách tự nhiên. Do đó, chỉ nên sử dụng thuốc bổ khi cần thiết. Mẹ bầu chỉ nên bổ sung thuốc bổ sung Vitamin và khoáng chất khi được bác sĩ chỉ định.

Ngoài ra, trong quá trình mang thai tất cả các loại vitamin đều quan trọng đối với mẹ bầu. Do đó, phụ nữ mang thai không nên dùng quá lâu 1 loại vitamin. Vì có sự liên quan đến sự hấp thu giữa các loại vitamin và khoáng chất với nhau, nếu dùng lâu ở liều bình thường của một loại cũng có thể gây thiếu các vitamin khác.

Lưu ý khi sử dụng thuốc bổ sung Vitamin A và Vitamin C

Bà bầu cần biết, Vitamin C khi dùng thường xuyên, đặc biệt ở liều cao trên 1 gram/ngày có thể gây kích thích dạ dày, đầy hơi, tiêu chảy, loét đường tiêu hóa, sỏi thận…

Với Vitamin A, bà bầu không sử dụng Vitamin A quá 10.000 UI/ngày. Vì sử dụng vitamin A trong giai đoạn thai kỳ có thể gây quái thai.

Những loại thuốc bổ sung Vitamin và khoáng chất cần tránh kết hợp với nhau

Canxi (Ca)

Canxi là thành phần chính cấu tạo nên xương, răng của cơ thể. Canxi thường được bổ sung trong phòng ngừa và điều trị loãng xương. Khi bổ sung canxi cần lưu ý với các tương tác sau: Thuốc kháng sinh: Canxi gây tương tác với các kháng sinh nhóm quinolon (offloxacin, ciprofloxacin…) và nhóm tetracyclin (tetracyclin, doxycyclin…). Canxi làm giảm 40% sinh khả dụng của thuốc ciprofloxacin nên làm giảm tác dụng điều trị nhiễm khuẩn. Tetracyclin ngăn cản sự hấp thu canxi vào cơ thể, gây ra hiện tượng vàng răng ở trẻ em khi sử dụng tetracyclin trong thời gian dài; Thuốc kháng viêm corticosteroid (prednisolon, dexamethason…) khi sử dụng trong một thời gian dài làm giảm sự hấp thu canxi vào cơ thể và gây ra nguy cơ loãng xương; Thuốc lợi tiểu (furosemid, chlorothiazid….) làm tăng đào thải canxi ra khỏi cơ thể gây nguy cơ loãng xương; Thuốc chống động kinh (Phenobarbital, phenytoin…): Ngăn cản vitamin D chuyển hóa thành dạng hoạt tính. Vitamin D có vai trò tăng cường sự hấp thu canxi vào cơ thể, nên khi vitamin D bị ảnh hưởng sẽ làm giảm sự hấp thu canxi.

Để tránh các tương tác xảy ra, thuốc bổ sung canxi nên được uống cách xa thời gian sử dụng các thuốc trên ít nhất 4 giờ. Cũng cần lưu ý, dùng thuốc chứa canxi với nhiều loại rau có oxalat (cải bó xôi): làm giảm hấp thu canxi.

Magie (Mg)

Magie là chất khoáng tham gia vào chức năng dẫn truyền thần kinh của cơ thể. Theo bác sĩ giảng viên lớp Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, khi bổ sung magie cần thận trọng với các tương tác thuốc: Thuốc kháng sinh: Nhóm quinolon và nhóm tetracyclin; Thuốc chống loãng xuơng: Nhóm bisphosphonate (alendronate, risedronate, pamidronate...); Hoóc-môn tuyến giáp: Levothyroxin.

Các tương tác này làm giảm hoạt tính của thuốc và ức chế hấp thu magie. Vì vậy khi bổ sung magie, cần tránh sử dụng đồng thời với các thuốc trên, nên uống cách xa nhau ít nhất 2 giờ.

Sắt (Fe)

Sắt là thành phần cấu tạo nên huyết sắc tố của hồng cầu. Khi thiếu sắt, cơ thể trở nên mệt mỏi, khó thở, giảm hoạt động thể chất và khả năng tập trung, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi bổ sung sắt cho cơ thể, có thể gây ra tương tác với các thuốc: Thuốc kháng sinh: Nhóm quinolon và tetracyclin; Thuốc thuốc ức chế bơm proton: Omeprazol, lanzoprazol…; Thuốc kháng axít: Trong thành phần có hydroxyt nhôm Al(OH)3, hydroxyt magie Mg(OH)2; Hoóc-môn tuyến giáp: Levothyroxin; Glycoside tim: Digoxin; Thuốc cao huyết áp: Methyldopa…

Các tương tác này ức chế sự hấp thu sắt và làm giảm hoạt tính của thuốc. Vì vậy, khi bổ sung sắt cần uống cách xa các thuốc này với thời gian tối thiểu 2 giờ. Không uống nước chè, sữa, cà phê… ngay sau khi uống thuốc vì làm giảm hấp thu sắt. Vitamin C làm gia tăng sự hấp thu sắt nên thường được phối hợp với nhau.

Kali (K)

Kali là chất khoáng quan trọng, tham gia vào chức năng duy trì hoạt động của hệ tim mạch. Khi bổ sung kali cho cơ thể, cần lưu ý đến các tương tác làm gia tăng nồng độ kali trong máu với các thuốc sau: Thuốc cao huyết áp: nhóm thuốc ức chế men chuyển (captopril, enalapril…) và nhóm đối kháng thụ thể angiotensin II (losartan, ibesartan…); Glycoside tim: Digoxin; Thuốc kháng viêm NSAID: Indomethacin; Thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali: Spinorolacton, triamterene.

Lưu ý về thời điểm uống thuốc bổ sung vitamin và khoáng chất

Dược sĩ cho biết các thuốc nên uống vào bữa ăn thường là viên đa sinh tố kết hợp với khoáng chất. Các thuốc nên uống cách xa bữa ăn, tức là uống 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau bữa ăn như thuốc chứa sắt, magie-vitamin B6. Vì thức ăn có thể làm giảm đến sự hấp thu của thuốc

Muốn tránh được các hậu quả do dùng không đúng vitamin và các chất khoáng, bạn nên lưu ý một nguyên tắc: Nếu không thấy thiếu thì không dùng. Không được xem vitamin và các khoáng chất là “thuốc bổ” mà muốn khoẻ thì dùng.

Những thông tin cung cấp trong bài viết nhằm mục đích giúp cho người phụ nữ mang thai có cái nhìn tổng quát về việc bổ sung vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, những thông tin trên chỉ mang tính tham khảo không được dùng thay thế chỉ định của bác sĩ. Do đó, khi có bất kỳ thắc mắc hay gặp vấn đề bất thường gì trong cơ thể nghi ngờ bị thiếu hay thừa vitamin khoáng chất, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn kỹ hơn về chế độ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân cụ thể. Tuyệt đối không nên tự ý dùng các vitamin và khoáng chất, đặc biệt các loại phối hợp, liều cao và dùng dài ngày.

T. Tâm

Tin nổi bật