Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Áo xanh biên phòng chiến đấu với "giặc" COVID-19: Gác tình riêng, lo việc chung (Bài 3)

(DS&PL) -

“Có chiến sĩ mới nghỉ phép có 3 ngày đã phải quay trở lại đơn vị, có chiến sĩ hết thời gian giãn cách xã hội mới có thể đi chữa bệnh”.

“Có chiến sĩ mới nghỉ phép có 3 ngày đã phải quay trở lại đơn vị, có chiến sĩ hết thời gian giãn cách xã hội mới có thể đi chữa bệnh”.

Nghỉ phép là điều xa xỉ

Những ngày chúng tôi ở đồn Biên phòng cửa khẩu Xín Mần (tỉnh Hà Giang), là những ngày tại đây mưa tầm tã suốt buổi sáng. Cùng với sương mù dày đặc, không biết đâu là đường đâu là vực sâu càng khiến chúng tôi thấu cảm nỗi vất vả của các chàng trai áo lính. Nếu như bình thường, những người ở quanh khu vực Hà Giang 1 - 2 tháng được nghỉ phép 1 lần, còn với những chiến sĩ ở xa, dồn phép thì cũng tầm 3 - 4 tháng là được về nhà một lần.

Nhưng khi có dịch, từ Tết đến giờ, nhiều chiến sĩ biên phòng chưa được về với bố mẹ, vợ con. Trung tá Nguyễn Công Hoan – Chốt trưởng chốt kiểm dịch số 4 (thuộc mốc 193, đồn Biên phòng cửa khẩu Xín Mần) - tâm sự, quê anh mãi tận Nghệ An, từ Tết đến giờ vẫn chưa được về phép, thỉnh thoảng gọi điện về nhà thì lúc được lúc không, vì trong thung lũng toàn mất sóng. Chỉ bầu bạn với anh em đồng nghiệp, vui vui thì thỉnh thoảng có người dân đi qua, họ ghé xin nước, nói chuyện dăm ba câu rồi họ lại đi làm nương.

Thiếu tá Đỗ Xuân Phương.

“Đời lính xa nhà quen rồi, nhưng chưa có lần nào xa nhà lâu như thế này, vợ con ở quê dù hiểu nhưng cũng mong”, Trung tá Hoan ngậm ngùi. Còn ở đồn, ngay cả Chính trị viên, Thượng tá Đỗ Xuân Hùng, trong suốt 6 tháng ròng rã chống dịch, khi hết lệnh giãn cách xã hội, đồng chí cũng chỉ về nhà được 3 ngày rồi phải quay trở lại đơn vị ngay vì có nhiều việc phải xử lý. Tính ra, thời gian ở nhà được 1 ngày còn lại là 2 ngày đi đường. Vợ con anh nói dỗi: “Về được từng ấy thì về làm gì, sao không ở luôn trên đó đi”.

“Thì cũng muốn, nhưng biết làm thế nào, lúc đi cũng tủi lắm, hơn 30 năm xa nhà, năm nào cũng chỉ mong ngóng đến thời gian nghỉ phép để về với gia đình ít hôm. Ấy vậy mà dịch dã làm đảo lộn tất cả. Vợ con trách thì trách thế thôi, chứ cũng hiểu, cũng lo”, nhấp chén trà, Chính trị viên Đỗ Xuân Hùng tâm sự.

Nỗi đau chịu tang trong đại dịch COVID-19 

Tiếp nối câu chuyện, Thượng tá Đỗ Xuân Hùng cho chúng tôi biết, có chiến sĩ bố mất còn suýt không được về chịu tang, có đồng chí bệnh thì hết cách ly xã hội mới có thể xuống xuôi trị bệnh. Nhưng lên chưa hết đau thì phải cách ly 15 ngày theo quy định.

Là 1 trong 3 trường hợp khi đang trong thời gian chống dịch căng thẳng, nghe tin ở nhà mẹ mất, Thiếu tá Nguyễn Xuân Phương - hiện nay được đồn cử sang UBND xã Chí Cà làm Phó Bí thư xã, nghĩ lại cảm giác khi ấy vẫn không thể quên.

Vào giữa tháng Tư, khi đang thực hiện nhiệm vụ tại chốt kiểm dịch thuộc xã Chí Cà, anh được báo tin mẹ ở quê nhà (Bắc Giang) mất. Thiếu tá Phương vội vàng báo cáo chỉ huy đồn xin phép, thời gian chờ đợi phê duyệt từ Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh quả là thời gian khó quên của anh.

Nhiệm vụ canh gác, tuần tra vẫn không được lơi là.

Sau nửa ngày được phê duyệt, anh chỉ kịp gấp vội vài bộ quần áo, nhờ đồng đội chở xuống thị trấn cách đó 30km ngay trong tối để kịp bắt chuyến xe đêm về nhà. “Sau bao ngày tháng xa cách, ngày ngày vẫn thường gọi điện về hỏi thăm, nhưng lúc nghe tin và về đến nhà, tôi đã ngã quỵ tại cửa”, Thiếu tá Phương bùi ngùi kể lại. Sau thời gian chịu tang, Thiếu tá Phương trở lại đơn vị và được cách ly 15 ngày tại khu cách ly tập trung.

“Mới đây nhất, cũng có trường hợp đồng chí Nguyễn Tiến Thanh quê tận Nghệ An cũng có bố mất, đơn vị đã tạo điều kiện cho đồng chí ấy về chịu tang. Nếu bình thường sẽ có cả người của đồn về cùng, nhưng tình hình dịch bệnh đang diễn ra phức tạp, phê duyệt cho mình đồng chí về, đồn cũng thấy lo”, Chính trị viên – Thượng tá Đỗ Xuân Hùng kể cho chúng tôi.

Đặc biệt, có trường hợp đồng chí Trần Duy, có bệnh trong người (xin được không tiết lộ vì lý do cá nhân) phải hết thời gian giãn cách xã hội, mới được phê duyệt cho đi chữa bệnh, sau đó lại lặn lội một mình trở về đơn vị thực hiện cách ly 15 ngày theo quy định.

Còn rất nhiều những khó khăn nơi địa đầu Tổ quốc mà các chiến sĩ biên phòng của Tổ quốc đang phải nếm trải vì sự bình yên cho nhân dân cả nước. Họ đang gạt đi những riêng tư để phục vụ những nhiệm vụ to lớn của đất nước.

Buồn thì có buồn, nhưng vì tiêu diệt được “con Corona”,nên phải quyết tâm tiếp tục chiếnđấu với nó rồi tính tiếp. Đây cũng không khác trận chiến, thắng lợi rồi mới an tâm làm những chuyện khác” - Trung tá Nguyễn Văn Toàn, Phó Đồn trưởng đồn Biên phòng cửa khẩu Xín Mần."

Lê Liên
 
Bài đăng trên ấn phẩm Đời sống & Pháp luật số thứ 4 (137)

Tin nổi bật