Sau nhiều năm trăn trở với thu nhập thấp từ vườn nhà, anh Võ Đình Phi ở khu phố Định Thọ 2, thị trấn Phú Hòa, Phú Yên đã tìm tòi thông tin trên internet và các báo đài về các mô hình kinh tế hiệu quả.
Sau khi tham quan một số mô hình nuôi ba ba ở các tỉnh miền Nam và tỉnh Bình Định, anh Phi quyết định chọn mô hình nuôi ba ba thương phẩm trong bể.
Từ đầu năm 2019, anh Phi bắt đầu xây dựng trang trại rộng 140m2, gồm 4 bể có chiều dài 20m và chiều rộng 7m. Ao nuôi ba ba được xây dựng kiên cố với chiều rộng 5m, chiều dài 17m, cao 1,2m. Mực nước trong ao khoảng 70cm tính từ đáy, và đáy ao được lót một lớp cát dày 10cm.
Anh Phi mua con giống từ tỉnh Bình Định với giá 20.000 đồng/con, mỗi lứa anh nuôi khoảng 700 con. Để tiện chăm sóc, giai đoạn đầu từ 1-5 tháng anh nuôi chung tất cả trong một bể. Sau 5 tháng, khi đã có thể phân biệt giới tính, anh tách ba ba đực và cái nuôi riêng với mật độ trung bình 5 con/m2.
Anh nông dân nhẹ nhàng đút túi cả trăm triệu nhờ nuôi ba ba. Ảnh: Trang thông tin điện tử Khuyến nông Phú Yên
Anh Phi nhận thấy nuôi ba ba trong bể là hình thức nuôi khép kín, giúp dễ quản lý, ít thất thoát và kiểm soát bệnh tật tốt hơn. Tỷ lệ nuôi sống thành công trong thời gian 24 tháng đạt khoảng 80%.
Sau 24 tháng nuôi, lứa ba ba đầu tiên của anh đạt khối lượng trung bình 1,6-1,8 kg/con. Với giá bán 230.000 - 240.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, mỗi lứa ba ba mang lại cho anh lợi nhuận khoảng 110 triệu đồng.
Chuẩn bị ao nuôi
Vị trí: Chọn nơi yên tĩnh, tránh gió lùa, có nguồn nước sạch và ổn định.
Kết cấu: Ao hình chữ nhật, có bờ chắc chắn, cao hơn mực nước tối đa 30cm. Đáy ao nên bằng phẳng, có độ dốc nhẹ để dễ thoát nước.
Diện tích: Tùy thuộc vào số lượng ba ba nuôi, nhưng cần đảm bảo mật độ không quá dày đặc.
Xử lý ao: Trước khi thả ba ba, cần vệ sinh và xử lý ao bằng vôi bột để diệt khuẩn.
Chọn giống và thả nuôi
Nguồn giống: Chọn mua giống từ các cơ sở uy tín, đảm bảo chất lượng.
Kích cỡ: Nên chọn ba ba giống có kích thước đồng đều, khỏe mạnh, không bị xây xát.
Mật độ: Tùy thuộc vào kích thước ao và giai đoạn phát triển của ba ba, nhưng thường từ 5-10 con/m2.
Thời điểm: Thả ba ba vào sáng sớm hoặc chiều mát để tránh sốc nhiệt.
Chăm sóc và quản lý
Thức ăn: Cho ba ba ăn 2 lần/ngày, vào buổi sáng và chiều mát. Thức ăn chủ yếu là cá tạp, tôm tép, cua đồng,...
Vệ sinh: Thường xuyên vệ sinh ao nuôi, vớt thức ăn thừa để tránh ô nhiễm nước.
Thay nước: Định kỳ thay nước để đảm bảo môi trường sống sạch sẽ cho ba ba.
Theo dõi sức khỏe: Quan sát ba ba hàng ngày để phát hiện và xử lý kịp thời các dấu hiệu bệnh tật.
Phòng bệnh
Tiêm phòng: Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho ba ba.
Dùng thuốc phòng bệnh: Định kỳ sử dụng các loại thuốc phòng bệnh theo hướng dẫn của chuyên gia.
Vệ sinh môi trường: Giữ gìn vệ sinh ao nuôi và môi trường xung quanh để ngăn ngừa mầm bệnh.
Lưu ý khi ăn thịt ba ba
Trong 100g thịt ba ba có khoảng 80g nước, 16,5g protid, 1g lipid, 1,6g carbohydrate, 107mg canxi, 1,4mg chất sắt, 3,7mg axit nicotinic, khá giàu các vitamin B1, B2, vitamin A và iod.
Ngoài giá trị dinh dưỡng, thịt ba ba còn là một vị thuốc quý, có tác dụng bồi bổ cơ thể và chữa nhiều bệnh.
Theo y học dân tộc, thịt ba ba vị ngọt, tính bình, có tác dụng dưỡng âm lương huyết, bổ hư, tán tích, tiêu u cục cứng kết, thanh nhiệt hư lao, bồi bổ sức khỏe, tăng cường khả năng miễn dịch và phòng chống bệnh tật.
Nó được dùng làm thuốc chữa các chứng bệnh nóng bên trong, ra mồ hôi trộm, lỵ mạn tính, sốt rét dai dẳng, rong kinh, rong huyết, lao hạch... Vì thế, thịt ba ba là thức ăn rất thích hợp cho những người bị bệnh lao, viêm gan mạn tính, xơ gan, tiểu đường, viêm thận, nam giới thận yếu thuộc thể can thận âm hư…