Tỏi tính chát, ấm, vị cay, là loại củ người bị bệnh gan chuyên dùng. Tỏi chứa vitamin V, vitamin B, vitamin C, chất chiết xuất từ tỏi có tác dụng chống khuẩn, chống virus, mềm hóa huyết quản… |
Rau muống: Y học cổ truyền Ấn Độ dùng rau muống để chữa bệnh vàng da và những bệnh về gan. Chiết xuất từ rau muống giúp phòng chống các hóa chất gây hại trong gan nhờ vào khả năng kiểm soát quá trình khử độc của các enzyme, chất chống oxy hóa và ngăn chặn sự tác động của các gốc tự do. |
Bắp cải chứa các enzyme cần thiết giúp giải độc gan và làm sạch đường tiêu hóa. Cần đảm bảo ăn ít nhất một phần rau mỗi ngày. |
Nấm có tính bình, vị ngọt, chứa nhiều loại đường, nhiều loại vitamin, chất đạm, chất béo và muối vô cơ. Thực nghiệm chứng minh nhiều loại chất trong nấm có tác dụng điều tiết miễn dịch, kháng u, ung thư, người bệnh gan nên thường xuyên ăn. |
Rong biển tính hàn, vị mặn, chứa đại lượng I ốt, vitamin, chất đạm, chất béo…có tác dụng hóa đờm tản hạch. Ngoài ra, chất chiết xuất từ rong biển khống chế tiểu cầu kết tập và ô xy hóa chất béo rất tốt, đồng thời còn có tác dụng chống viêm loét. |
Cà rốt tính hơi ấm, vị ngọt, giàu nguồn vitamin A (carotene). Cà rốt giàu dinh dưỡng, mạnh khỏe dạ dày, tiêu hóa thức ăn, ăn sống hay chín đều giúp nâng cao mức vitamin A cho người bệnh gan, có tác dụng gián tiếp phòng chống phát sinh ung thư biến chứng. |
Cà chua tính bình, vị chua hơi ngọt, giàu protein, chất béo, muối vô cơ, niacin, vitamin C, vitamin B1,B2 và cả carotene, có công hiệu thanh nhiệt, giải độc, mát máu cân bằng gan, ăn sống hay chín đều được. |
Theo y học cổ truyền, bí đao vị ngọt nhạt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt hóa đàm (giải nhiệt và làm tan đờm), trừ phiền chỉ khát (làm mát ruột và hết khát), lợi niệu tiêu thũng (lợi tiểu, làm hết phù), giải độc và giảm béo. |
Dưa chuột tính hàn, vị ngọt, giàu vitamin B1, B2, niacin, protein. Chất xơ trong dưa chuột có tác dụng thúc đẩy đường ruột đào thải độc tố và giảm cholesterol, phù hợp để chữa trị bệnh gan nhiễm mỡ. |