Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ăn món khoái khẩu từ thịt lợn, thịt bò tái: Sán dây “tấn công” lên não nguy kịch

(DS&PL) -

Có bệnh nhân đau đầu dữ dội, có lúc lăn ra như động kinh, tưởng mình sắp chết, ai ngờ mắc sán lợn.

Có bệnh nhân đau đầu dữ dội, có lúc lăn ra như động kinh, tưởng mình sắp chết, ai ngờ mắc sán lợn.

Bệnh nhân Trần Văn H. gần đây thấy đau đầu, đầu giật dữ dội, có khi ông lăn ra như người bị động kinh. Ông từng nghĩ có khi mình… sắp chết. Các bác sĩ tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng và côn trùng TW đã tìm ra nguyên nhân gây bệnh cho ông H là bị bệnh sán dây.

Còn tại phía Nam, khoảng tháng 2 năm nay đã xuất hiện ổ sán. Theo thông báo từ người dân ở Thôn Bù Gia Phúc I, Xã Phú Nghĩa, Huyện Bù Gia Mập, Tỉnh Bình Phước, có trường hợp nghi ngờ lợn bị nhiễm ấu trùng sán dây (lợn gạo). Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP. HCM đã cử ngay đoàn công tác đến địa phương để điều tra, thu thập mẫu thịt lợn nghi nhiễm bệnh để xét nghiệm, đồng thời qua kết quả xét nghiệm trên lợn sẽ chủ động tổ chức xét nghiệm ấu trùng bệnh lợn gạo cho nhân dân khu vực.

Kết quả cho thấy, mẫu thịt lợn bị nhiễm ấu trùng sán dây lợn với mật độ 50 - 70 ấu trùng/kg thịt. Sau khi có kết quả xét nghiệm thấy lợn bị nhiễm ấu trùng sán dây lợn, từ ngày 02 - 10/4/2018, Viện Sốt rét - KST -CT TP.HCM đã kết hợp với Trung tâm Y học dự phòng quân đội phía nam Bộ Quốc phòng và các đơn vị y tế địa phương tiến hành điều tra xét nghiệm máu chẩn đoán huyết thanh bệnh ấu trùng sán dây lợn tại các xã của khu vực (Phú Nghĩa, Đak Ơ, Bù Gia Mập của Huyện Bù Gia Mập, Tỉnh Bình Phước. Kết quả cho thấy: có 108/904 mẫu máu nhiễm ấu trùng sán dây lợn.

Theo TS-BS Huỳnh Hồng Quang, viện Sốt rét – Ký sinh trùng- Côn trùng Quy Nhơn, bệnh sán dây là hậu quả của sự có mặt của những con sán dây (sán dây bò hoặc lợn) ký sinh trong ruột, khi đó gọi là bệnh sán dây trưởng thành.

Bệnh ấu trùng sán lợn là hậu quả của sự có mặt những ấu trùng sán lợn (Cysticercus cellulosae) vào cơ thể người (chủ yếu trong cơ, trong não, trong mắt,…), có bệnh nhân mang đến 300 nang dưới da. Thông thường phân bố như sau: vùng lưng ngực: 36.6%; tay: 28.8%; đầu, mặt cổ: 18.2%, chân: 17.4%,…đa số bệnh nhân có ấu trùng ở cơ (98%) kèm theo có ấu trùng trong não.

Tại Việt Nam có khá nhiều loại sán dây ký sinh và gây bệnh trên nhiều vật chủ khác nhau, nhưng chủ yếu 3 loại sán dây gây bệnh cho người là sán dây bò (Taenia saginata) và 2 loài sán dây lợn (Taenia solium và Taenia asiatica). Riêng đối với Taenia asiatica mới đươcj đề cập nhiều trong 5 năm trở lại đây, T.asiatica là một loài sán dây được phát hiện ở Đài Loan, Hàn Quốc, Indonesia, Việt Nam, Trung Quốc, miền tây Thái Lan và Malaysia-những nơi mà người dân có thói quen ăn các tạng của heo bệnh chưa được nấu chín.

Chu kỳ phát triển

Sự nhiễm bệnh do tiêu hóa trứng được đẻ ra trong phân của người nhiễm sán dây. Heo và con người bị nhiễm do ăn phải trứng hoặc các đốt sán (gravid proglottids). Người bị nhiễm hoặc là do ăn các thực phẩm nhiễm phân có chứa trứng sán hoặc là tự nhiễm (autoinfection). Trong các trường hợp sau, người bị nhiễm với con sán dây lợn trưởng thành có thể nhiễm đốt hoặc nhiễm trứng chứa trong phân, hoặc các đốt sán do quá trình nôn nhiễm trở lại. Một khi trứng được nuốt vào, phần o¬ncospheres bám dính vào thành ruột, xâm nhập vào thành ruột và di chuyển đến cơ vân cũng như một số cơ quan, phủ tạng khác như não, gan, mô khác_ tại đó chúng có thể phát triển thành sán trưởng thành. Trên người, các nang sán có thể gây ra các di chứng nghiêm trọng nếu chúng định vị trong não, dẫn đến bệnh ấu trùng sán dây lợn tại não (neurocysticercosis). Chu kỳ phát triển hoàn thành, hậu quả là người nhiễm sán dây.

Ấu trùng sán dây

Khi con người tiêu hóa các thịt heo nấu chưa chín có chứa cysticerci, các nang sán xâm nhập và rồi dính vào ruột non nhờ bộ phận đầu scolex của chúng. Sán dây trưởng thành phát triển (dài từ 2-7m và sinh ra trung bình khoảng 1000 đốt, mỗi đốt có xấp xỉ 50,000 trứng) và ký sinh trong ruột non trong nhiều năm. Nhìn chung, có thể tóm lược sự phát sinh và phát triển của sán dây như sau:

Sán dây trưởng thành sống ký sinh trong ruột người, có chiều dài từ 4-12m, gồm từ 1.200-2.000 đốt (sán dây bò) hoặc chiều dài từ 2-4m và từ 700-1.000 đốt (sán dây lợn). Điểm đặc biệt là sán lưỡng tính và sinh sản bằng cách rụng đốt; trâu bò, lợn ăn phải trứng và đốt sán phát tán trong môi trường hoặc ăn phân người có sán; trứng vào dạ dạy và ruột của trâu, bò, lợn rồi nở ra thành ấu trùng chui qua thành ống tiêu hóa vào máu và tới các cơ vân tạo kén ở đó (nhân dân hay gọi là bò gạo hoặc lợn gạo);

Người ăn phải thịt của bò gạo hoặc lợn gạo chưa nấu chín, ấu trùng sán vào ruột sẽ nở ra con sán trưởng thành.

Tác hại và biến chứng của bệnh sán dây

Sán dây trưởng thành chiếm thức ăn, dẫn đến kém hấp thu và rối loạn tiêu hóa và ngay cả nhiễm độc thần kinh (đối với ATSL) hoặc thường gây ra những biến chứng, nhất là gây tác hại đến hệ thần kinh trung ương; chẳng hạn, liệt các dây thần kinh, nói ngọng, giảm thị lực, gây động kinh. Cuối cùng bệnh sán dây và ATSL gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

Về tỷ lệ tử vong và tỷ lệ bệnh tật do bệnh sán dây và ấu trùng sán lợn gây ra: nói chung bệnh sán dây và ấu trùng sán lợn là lành tính và các tổn thương có thể tự khỏi trong vòng 2-3 tháng; song cũng có trường hợp tỷ lệ tử vong cao hay thấp tùy thuộc diễn biến bệnh đơn giản hay phức tạp, nhất là những ca ATSL tại thần kinh trung ương;

Các trường hợp neurocysticercose phức tạp ở trẻ em trong các vùng lưu hành bệnh là thường nhiẽm tái đi tái lại với trứng sán Vì biến chứng gia tăng áp lực nội sọ và khó kiểm soát cơn co giật, động kinh, nên các trẻ này có tiên lượng kém hơn. Một số biến chứng có thể tăng lên do không khống chế được cơn co giật, động kinh, não úng thủy, phù gai thị, nhức đầu, nôn mửa.

Các biện pháp phòng chống bệnh sán dây và ấu trùng sán dây 

Đối với bệnh do sán dây trưởng thành: Không ăn thịt lợn, gan lợn hoặc thịt trâu bò chưa nấu chín như nem, thính, nem chua, tré, thịt lợn tái, gan tái, thịt trâu, bò tái.

Đối với bệnh ấu trùng sán lợn (Cysticercus cellulosae): Không ăn rau sống, không uống nước lã.

Nam Anh

Tin nổi bật