Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ai đứng sau doanh nghiệp “mở đường để xúc cát bán kiếm tiền tỷ?”

(DS&PL) -

Mỗi ngày có hàng trăm lượt xe vào ra chở đi hàng ngàn mét khối cát trên có thể “hốt ” về cho doanh nghiệp hơn 200 triệu đồng tiền vi phạm cũng như đào mất 2600 m3 đất cát

Theo tính toán của giới kinh doanh vật liệu, giá cát hiện nay trên thị trường là 70 đến 80.000 đồng/1m3. Bình quân mỗi chiếc xe tải chở được 10 m3 cát.

Vậy mỗi ngày có hàng trăm lượt xe vào ra chở đi hàng ngàn mét khối cát trên có thể “hốt ” về cho doanh nghiệp hơn 200 triệu đồng tiền vi phạm cũng như đào mất khoảng 2600 m3 đất cát.” Từ số liệu trên, có thể nhẩm tính, một ngày chiếc máy múc này múc đi 2600m3 cát. Như vậy, trong một tháng họ lấy đi 78.000m3 cát, tức là rơi vào khoảng hơn 6 tỷ đồng của nhà nước.

Công trình “béo bở”

Ngay sau khi vụ việc doanh nghiệp Chiến Hữu lợi dụng việc chính quyền cho bóc phong hóa, giải phóng – san lấp mặt bằng ở công trình nâng cấp đường dự án NTM ở truông cát Truông Vùn tại thôn Quang Trung, xã Thịnh Lộc (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) được phản ánh lên báo. Sở TN&MT đã chỉ đạo thanh tra phối hợp với các ban ngành huyện Lộc Hà xuống địa bàn kiểm tra, lập biên bản xử lý và thu giữ hai xe ô tô tải, một máy múc đang thực hiện hành vi trộm cát lậu tại hiện trường.

Để thấy được sự “béo bở” cho những cá nhân, doanh nghiệp tham gia, PV đã tiếp cận hồ sơ dự toán công trình. Theo hồ sơ, đường có chiều dài 700m, bề rộng nền đường 9.5m; bề rộng mặt đường 3.5m; dày 16cm; tổng mức đầu tư là 1.341.277.000 đồng, trong đó chi phí đầu tư san lấp mặt bằng là 1.134.055.000 đồng còn chi phí xây dựng nền mặt đường 107.323.000 đồng. Nhìn vào hồ sơ dự toán, dễ dàng nhận ra sự “ngon ngọt” trong dự án này. Bởi chi phí đầu tư san lấp mặt bằng hơn 1,1 tỷ đồng, nếu biết cách “luồn lách” luật, doanh nghiệp không những có “cái ăn” trong dự toán san lấp mà còn có cái để “chia chác” với nhau trong việc trộm cát “lậu” đi bán.


Công văn do ông Trần Tú Anh, CT UBND huyện Lộc Hà phê duyệt.

Theo văn bản số 252/UBND ngày 16/11/2013 của UBND huyện Lộc Hà gửi UBND xã Thịnh Lộc về việc đồng ý mở đường đi qua truông sản xuất thôn Quang Trung do ông Trần Tú Anh (CT UBND huyện Lộc Hà), thì huyện này đồng ý cho UBND xã Thịnh Lộc thực hiện việc san lấp, giải phóng mặt bằng. Trong quá trình thực hiện cho phép xã vận chuyển đất phong hóa trong khu đất xây dựng để sử dụng vào các công trình Nông thôn mới của xã nói riêng và trên địa bàn huyện nói chung. Tuy nhiên phải đảm bảo hai yêu cầu: Khai thác, san lấp đất cát phải đảm bảo cốt theo quy định (không được đào quá sâu, không được mở rộng ra ngoài mốc công trình); Tuyệt đối không để các đối tượng lợi dụng việc xây dựng công trình để khai thác đất, cát trên địa bàn xã.

Video tham khảo:

 'Cát tặc' phá nát đê, chính quyền xã 'bất lực'?

Cũng theo văn bản số 252, UBND huyện Lộc Hà giao cho các phòng Kinh tế - Hạ tầng, Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Công an huyện thường xuyên kiểm tra và đôn đốc…

Tuy nhiên, khi khảo sát thực tế ở hiện trường, PV nhận thấy việc bóc phong hóa, san lấp không nằm trên trục đường cũ mà cách đó cả chục mét, diện tích đất, cát được doanh nghiệp bóc “phong hóa” lên tới cả trăm mét dọc ngang… Trong hồ sơ dự toán cũng không có mục nào nói đến việc phải đào xới đến giới hạn an toàn của cột điện cao thế mà khi “mục sở thị” lại thấy nhiều cột điện bị đào xới nham nhở, có nguy cơ bị đổ bất kỳ lúc nào.

Nghi vấn có người “bảo kê”

Nhận được phản ánh của người dân, PV đã có mặt tại hiện trường. Tại đây, anh Thắng (chủ doanh nghiệp Chiến Hữu) tỏ ra niềm nở, kì kèo cho được PV vào “lán” để “nói chuyện”. Anh này cho biết: “Tôi chỉ đứng tên làm công cho người khác, đứng sau doanh nghiệp của tôi có hai nhà báo (xin được dấu tên), cùng là người nhà với nhau cả, nên có việc gì đồng chí thông cảm, rồi họ sẽ liên lạc với đồng chí…”. Nói xong, anh này rút điện thoại ra gọi cho ai đó thông báo tình hình, xin sự chỉ đạo từ “cấp trên”…

Anh Thắng (chủ doanh nghiệp Chiến Hữu) gọi điện và chờ sự chỉ đạo của “cấp trên”.

Ở buổi làm việc với lãnh đạo UBND xã Thịnh Lộc, ông Nguyễn Đức Dong (CT xã Thịnh Lộc) cho biết, trong văn bản của huyện Lộc Hà gửi về, cho phép bóc phong hóa đất, cát đi đổ ở các sân bóng, công trình phúc lợi trong địa bàn huyện. Nhưng khi xe chở cát đi đâu, làm gì và bán cát cho ai thì xã không thể quản lý được! Tại sao việc vi phạm của doanh nghiệp Chiến Hữu diễn ra ngay trước UBND xã Thịnh Lộc (cách 100m) mà sao xã lại không biết, để cho mấy chục ngàn khối cát “bốc hơi” hơn một tháng trời? Sáng 21/1/2015, PV đã cố kết nối với ông Dong nhưng ông này cho biết hiện đang ở tận…Hà Nội!

Nhiều người dân tỏ ra ngạc nhiên vì việc đào tài nguyên vẫn diễn ra công khai, trong khi cơ quan quản lý lại không có động thái can thiệp.

Theo ông Lê Trung Phước, Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà, ngay sau khi nhận được tin báo, huyện đã có sự chỉ đạo Phòng TN&MT, Phòng KT – HT, Công an huyện Lộc Hà xuống địa bàn phối hợp với thanh tra Sở TN&MT để xử lý dứt điểm vụ việc. “Chúng tôi sẽ làm cho họp, làm việc đến nơi đến chốn sự việc này, ai sai đến đâu sẽ xử lý đến đấy” – ông Phước nói.

Tin nổi bật