Từ ngày 6/1 - 7/2/1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam họp ở bán đảo Cửu Long, thuộc Hong Kong (Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt cho Quốc tế Cộng sản. Ảnh: Tranh tư liệu/TTXVN phát
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II tổ chức tại Chiến khu Việt Bắc (2/1951). Ảnh: Tư liệu TTXVN
Ngày 7/5/1954, chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ thắng lợi hoàn toàn, đánh dấu mốc kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp oanh liệt đầy hy sinh, gian khổ kéo dài suốt 9 năm. Ảnh: Triệu Đại/TTXVN
Ngày 27/1/1973, tại Paris (Pháp), Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình ký văn kiện Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Ảnh: Văn Lượng/TTXVN
Xe tăng quân Giải phóng chiếm Dinh Độc Lập, trưa 30/4/1975, đánh dấu mốc kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Ảnh: Trần Mai Hưởng/TTXVN
Đại hội XIII của Đảng - thống nhất "ý Đảng, lòng dân", đưa đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới (Hà Nội, 25/1 – 1/2/2021). Ảnh: TTXVN
Dự Phiên thảo luận chung cấp cao Khóa 78 Đại hội đồng LHQ và các hoạt động liên quan (9/2023) , Thủ tướng Phạm Minh Chính truyền tải thông điệp mạnh mẽ của Việt Nam đến quốc tế về một Việt Nam yêu chuộng hòa bình, thành viên có trách nhiệm, tham gia tích cực hơn, chủ động và hiệu quả hơn vào công việc chung của Liên Hợp Quốc trong xử lý các thách thức toàn cầu. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Joseph R. Biden, Jr. tháng 9/2023 nâng tầm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác, phát triển bền vững. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN
Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tháng 12/2023 nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung. Ảnh: TTXVN
Bảo vệ chủ quyền biển, đảo, giữ vững môi trường hòa bình và an ninh trên biển. Ảnh: TTXVN phát
Việt Nam cử lực lượng cứu hộ, cứu nạn giúp đỡ Thổ Nhĩ Kỳ tìm kiếm, cứu hộ nạn nhân trận động đất tại tỉnh Hatay, thể hiện trách nhiệm cao trước cộng đồng quốc tế của Việt Nam (2/2023). Ảnh: Hải Linh/TTXVN
Tính đến nay, Việt Nam đã cử gần 800 lượt cán bộ, chiến sĩ quân đội, công an đi làm nhiệm vụ Gìn giữ Hòa bình Liên hợp quốc, tiếp tục khẳng định hình ảnh một thành viên năng động, tích cực và trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Ảnh: An Đăng/TTXVN
Thành phố Hồ Chí Minh phát triển đa dạng các loại hình nhà ở cả về giá cả, vị trí, diện tích.. nhằm đáp ứng dân số tăng nhanh. Ảnh: Hoàng Anh Tuấn/TTXVN
Lưới điện quốc gia vượt biển cung cấp điện cho xã đảo Hòn Nghệ, huyện Kiên Lương (Kiên Giang). Ảnh: Lê Huy Hải/TTXVN
Hạ tầng giao thông Hà Nội được hoàn thiện thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội, giúp Thủ đô ngày càng phát triển và to đẹp hơn. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN
Trong thời kỳ Đổi mới, ngành giáo dục Việt Nam đã có nhiều thay đổi, phát triển cả về quy mô và chất lượng. Ảnh: Trung Kiên/TTXVN
Nền khoa học y học Việt Nam tiếp cận với thế giới, đem lại hiệu quả kinh tế và ý nghĩa xã hội sâu sắc. Ảnh: TTXVN phát
Hướng tới xây dựng giao thông công cộng xanh, văn minh, hiện đại, giảm ô nhiễm không khí và tiếng ồn cho các đô thị lớn của Việt Nam, trong đó có Hà Nội. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN
Dầu khí trở thành ngành mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam thời kỳ Đổi mới. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN
Từ khi thực hiện Đổi mới năm 1986 đến nay, sản xuất lúa gạo của Việt Nam phát triển nhanh chóng, tăng cả về sản lượng và năng suất. Ảnh: Công Mạo/TTXVN
Xuất khẩu thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, có nhiều đóng góp quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao trong suốt thời kỳ Đổi mới từ 1986 đến nay, kể cả trong giai đoạn khó khăn của đại dịch COVID-19. Ảnh: An Đăng/TTXVN
Từ năm 1989, Việt Nam lần đầu tiên xuất khẩu gạo, chấm dứt thời kỳ thiếu gạo và chuyển sang xuất khẩu. Đến nay, gạo Việt Nam đã có mặt ở hơn 150 quốc gia, vùng lãnh thổ. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Theo TTXVN/Báo Tin tức
Link nguồn: https://baotintuc.vn/anh/94-nam-thanh-lap-dang-vung-niem-tin-theo-dang-hien-thuc-hoa-khat-vong-hung-cuong-20240201102126449.htm