Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

9 dấu hiệu cảnh báo bạn có thể mắc bệnh tim

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Hầu hết các bệnh liên quan đến tim rất khó nhận biết. Nó cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đột quỵ, đột tử vô cùng nguy hiểm.

(ĐSPL) - Ngày nay, y học phát triển cùng với việc mọi người ý thức được chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, nên số lượng người tử vong vì bệnh tim giảm. Tuy nhiên, đây vẫn là căn bệnh dẫn đến những biến chứng về sức khỏe và tử vong hàng đầu.

Hầu hết các bệnh liên quan đến tim mạch rất khó nhận biết. Nó cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đột quỵ, đột tử vô cùng nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể nhận biết sớm những triệu chứng bệnh tim mạch để phòng ngừa, chữa trị kịp thời.

Cảm giác mệt mỏi

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy bản thân cực kì mệt mỏi, cạn kiệt sinh lực, cảm giác giống như bị cảm cúm nhiều ngày không khỏi, đó là dấu hiệu bạn đang gặp vần đề về tim mạch. Suzanne Steinbaum tại bệnh viện Lenox Hill, New York cho biết, bạn cảm thấy cực kỳ mệt mỏi là do không đủ oxy cung cấp chơ cơ thể. “Rất có thể trái tim của bạn đang suy yếu nên không thể cung cấp đủ lượng oxy cho cơ thể.”

Nếu có dấu hiệu trên, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Tuy nhiên, chỉ với dấu hiệu này, chưa thể chắc chắn bạn có mắc bệnh về tim hay không.

Chân bị phù

Khi mang thai, giãn tĩnh mạch, đi lại nhiều cũng có thể là nguyên nhân khiến chân của bạn bị phù. Nhưng, đây cũng là một trong những dấu hiệu cho chức năng tim bị suy yếu bởi có khả năng bơm máu của tim kém đi, điều này khiến cho chân bạn bị phù.

Michael Miller, MD, giáo sư khoa tim mạch tại Đại học Maryland School of Medicine cho biết, phù chân cũng có thể là do van tim không đóng được bình thường. Một số loại thuốc cũng có thể gây phù chân như thuốc chống cao huyết áp và thuốc bệnh tiểu đường. Nếu bạn bị phù chân kèm theo cảm giác mệt mỏi hoặc khó thở thì nên đến bác sĩ để kiểm tra.

Chân bị phù là một trong những dấu hiệu của bệnh tim.

Cảm giác đau đớn khi đi bộ

Nếu bạn cảm thấy đau hông, bị chuột rút bắp khi độ bộ, leo dốc và cảm thấy khỏe hơn sau khi nghỉ ngơi. Đừng cho đó là do bạn lười vận động hoặc do tuổi cao. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh động mạch ngoại biên – PAD. PAD là sự tích tụ mảng bám trong động mạch ở phần chân, có liên quan chặt chẽ đến bệnh tim. Nếu bạn bị mắc PAD, có 50\% khả năng bạn cũng gặp vấn đề bị tắc nghẽn động mạch tim. Tiến sĩ Miller cho biết, PAD là bệnh rất khó chữa khỏi.

Cảm giác chóng mặt, choáng váng

Triệu chứng này có thể xảy ra khi bạn tập thể dục, vận động mạnh. Nguyên nhân là do mất nước hoặc bởi vì bạn đứng dậy quá nhanh. Nhưng nếu triệu chứng này xuất hiện thường xuyên thì bạn cần đến gặp bác sĩ. Theo tiến sĩ Miller, khi động mạch bị tắc nghẽn, máu không đủ đến các cơ quan trong cơ thể khiến bạn cảm thấy choáng váng.

Thở ngắn, thở gấp khi vận động nhẹ

Khi đạp xe, khi lên cầu thang, bạn cảm thấy khó thở, hơi thở dồn dập, ho. Đó là dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị thiếu máu, nhiễm trùng hoặc có vấn đề về van tim.

“Van tim có vấn đề sẽ khiến chất lỏng tích tụ ở phổi gây ra việc khó thở giống như viêm phế quản, hen. Khi các van được cố định chất lỏng không còn tích tụ ở phổi và bệnh nhân hô hấp bình thường", tiến sĩ Miller cho biết.

Thở ngắn, thở gấp khi đi bộ, leo cầu thang.

Chán nản

Trầm cảm là căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại. Trầm cảm có thể không phải là dấu hiệu cho thấy bạn mắc bệnh tim. Tuy nhiên, tinh thần có liên quan đến sức khỏe thể chất, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng người mắc bệnh trầm cảm có nguy cơ bị bệnh tim cao. Không chỉ thế, người bị bệnh tim cũng rất dễ bị mắc bệnh trầm cảm.

Đau nửa đầu

Đau đầu nhiều khi là do thời tiết hoặc căng thằng. Tuy nhiên, đau nửa đầu thường xuyên là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ về sức khỏe. Khoảng 40\% bệnh nhân mắc bệnh tim có kèm theo chứng đau nửa đầu.

Nghe thấy nhịp tim của chính mình khi đi ngủ

Tiến sĩ Miller cho biết: “ Một số bệnh nhân có van tim bị lỗi có thể nghe thấy tiếng tim họ đập rất lớn khi đi ngủ vào buổi tối.” Tuy nhiên, những người có dấu hiệu trên thường bỏ qua hoặc cố gắng tự điều chỉnh tư thế để không còn nghe thấy nhịp tim. Huyết áp thấp, thiếu máu, mất nước và tác dụng phụ của thuốc cũng có thể khiến tim bạn đập mạnh hơn.

Cảm thấy lo âu, bồn chồn, đổ mồ hôi

Đột nhiên cảm thấy cơ thể bồn chồn, lo lắng, toát mồ hôi, đây có thể dấu hiệu của bệnh đau tim. Nếu có dấu hiệu trên cùng cảm giác mệt mỏi, khó thở đau đầu, ngực thì bạn nên đến gặp ngay bác sĩ để được kiểm tra.

TRỊNH HUẾ (Theo The health)

Tin nổi bật