Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

80% sàn giao dịch bất động sản trên cả nước “tê liệt”

(DS&PL) -

Bộ Xây dựng cho biết, trong 3 tháng đầu năm, có khoảng 80% số lượng sàn đóng cửa hoặc tạm ngừng hoạt động hoặc không phát sinh giao dịch.

Bộ Xây dựng cho biết, trong 3 tháng đầu năm, có khoảng 80% số lượng sàn đóng cửa hoặc tạm ngừng hoạt động hoặc không phát sinh giao dịch.

Bộ Xây dựng vừa đưa ra những con số đáng chú ý về bức tranh thị trường bất động sản trong quý I/2020.

Theo đó, trong 3 tháng đầu năm 2020 có khoảng 80% số sàn giao dịch bất động sản đóng cửa hoặc tạm ngừng hoạt động hoặc không phát sinh giao dịch. Nhiều cá nhân môi giới bất động sản thất nghiệp.

80% sàn giao dịch bất động sản trên cả nước “tê liệt”. Ảnh minh họa

Tính đến nay, cả nước ước tính còn khoảng 200 sàn giao dịch bất động sản đang hoạt động cầm chừng. Hầu hết các sàn chỉ duy trì bộ phận gián tiếp điều hành làm việc luân phiên trong thời gian phòng tránh dịch. Phần lớn các nhân viên môi giới đều tạm ngừng làm việc, chuyển sang công việc khác theo thời vụ.

Ngoài ra, khi Chính phủ, các địa phương thực hiện cách ly xã hội, yêu cầu giãn cách trong hoạt động sản xuất kinh doanhnhiều chủ đầu tư và các sàn giao dịch không thực hiện mở bán sản phẩm được.

Cũng theo báo cáo của Bộ Xây dựng, do ảnh hưởng dịch bệnh, các doanh nghiệp bất động sản chỉ giữ lại khoảng 50% cán bộ, nhân viên để duy trì hoạt động, làm việc trực tiếp (còn lại làm việc trực tuyến tại nhà, một phần phải cho nghỉ). Tại một số dự án đang triển khai xây dựng hầu như chưa khởi động lại hoặc phải tạm dừng hoạt động, gần như toàn bộ công nhân, lao động phải tạm nghỉ.

Ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam, dịch  đã làm cho cả nền kinh tế bị đình trệ, trong đó có lĩnh vực bất động sản. Điều này dẫn đến việc hàng loạt sàn giao dịch bất động sản phải đóng cửa, môi giới bất động sản nghỉ việc, thất nghiệp.

Ông Đính cho biết các doanh nghiệp phát triển dự án bất động sản do không bán được hàng nên không thể đầu tư phát triển công trình. Điều này có thể dẫn đến dự án chậm tiến độ, vi phạm cam kết như bàn giao nhà, trả vốn và lãi cho ngân hàng, nộp thuế, đóng bảo hiểm xã hội, trả lương cho nhân viên và nhiều hệ quả xấu khác. Những vấn đề trên đều làm cho doanh nghiệp gặp rủi ro về tín dụng, vốn, phạt vi phạm.

Vũ Đậu (T/h)

 

Tin nổi bật