Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

6 việc càng làm chậm càng sống thọ, vội vàng coi chừng bệnh tìm đến cửa

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Làm những việc này một cách chậm rãi có thể góp phần cải thiện sức khỏe, tăng tuổi thọ của bạn.

Ăn chậm

Các tuyến nước bọt bắt đầu hoạt động khi bạn nhai, tạo thêm thời gian chuẩn bị cho quá trình tiêu hóa. Bạn càng nhai kỹ, thời gian để nước bọt trộn với thức ăn càng nhiều hơn. Các enzyme trong nước bọt tạo ra phản ứng hóa học ban đầu để giảm tải cho các công đoạn tiêu hóa tiếp theo.

Giảm tốc độ ăn rất có lợi đối với quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, giảm gánh nặng cho đường tiêu hóa, đồng thời giảm nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày, bệnh đường ruột.

Ăn chậm rất có lợi đối với quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Ảnh minh họa

Trái lại, ăn nhanh sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, bệnh tiểu đường và rối loạn mỡ máu. Theo một nghiên cứu của Italy, ăn nhanh, đặc biệt là vào bữa trưa và bữa tối gia tăng nguy cơ mắc rối loạn lipid máu.

Một nghiên cứu do Bệnh viện trực thuộc Trường Y Đại học Chiết Giang thực hiện với 644 tình nguyện viên tham gia cũng cho thấy, người ăn nhanh thường có chỉ số khối cơ thể, vòng eo và lượng mỡ nội tạng lớn hơn những người nhai chậm. Chưa kể, người ăn nhanh tăng 66% nguy cơ béo bụng và tăng 65% nguy cơ béo phì.

Rời giường chậm

Lực căng của mạch máu con người là tệ nhất vào buổi sáng. Khi chuyển từ trạng thái ngủ sâu sang trạng thái hoạt động, nếu bạn rời giường ngay hoặc vận động mạnh thì rất dễ mắc các bệnh về tim mạch, mạch máu não.

Tốt nhất, bạn đừng vội ngồi dậy khi thức giấc, có thể nằm trên giường vài phút để cơ thể có quá trình phản ứng từ khi ngủ đến khi thức.

Hãy co duỗi tay chân để máu lưu thông chậm, ngồi tựa vào đầu giường 3-5 phút để tim có quá trình thích ứng. Tiếp đó, bạn chậm rãi thả 2 chân xuống, ngồi ở mép giường trong 1,2 phút rồi mới rời giường.

Đại tiện chậm

Khi bạn cố gắng rặn để đi đại tiên, cơ bắp của các cơ quan khác nhau và cả cơ bụng đều co bóp mạnh. Việc này làm tăng áp lực ổ bụng, tăng huyết ấp và tăng mức tiêu thụ oxy của cơ tim, dẫn đến thiếu máu cơ tim, đau thắt ngực hoặc đột tử do rối loạn nhịp tim nặng.

Người già nhu động ruột kém nên ăn nhiều rau quả, uống nhiều nước, vận động nhiều, có thể uống một số loại thuốc nhuận tràng theo hướng dẫn của bác sĩ để đại diện dễ hơn. Đi tiểu nên càng chậm càng tốt, không nên dùng sức quá nhanh hoặc quá mạnh.

Uống nước chậm rãi

Không ít người có thói quen đợi đến khi thấy khát mới uống nước hoặc uống nước một cách vội vàng, uống quá nhiều nước trong thời gian ngắn. Trên thực tế, việc uống nhiều nước cùng lúc có thể khiến thận không bài tiết kịp bài tiết, làm giảm nồng độ natri trong máu, dẫn đến gây hại cho não, tim mạch và các cơ quan nội tiết. 

Các triệu chứng điển hình thường là tim đập nhanh, khó thở, đổ mồ hôi lạnh, buồn nôn, nôn mửa và kèm theo nhức đầu, lú lẫn, co giật và hôn mê. Để tránh gặp phải tình trạng này, bạn nên uống nước từ từ, uống từng ngụm nhỏ, tránh uống liên tục để làm dịu cơn khát.

Bạn nên uống nước từ từ, uống từng ngụm nhỏ, tránh uống liên tục để làm dịu cơn khát. Ảnh minh họa

Khởi động cơ thể từ từ khi tập thể dục

Khởi động trước khi tập thể dục là bước rất quan trọng. Nếu khởi động không đủ, cơ thể chưa được làm nóng sẽ khiến khả năng co giãn của các cơ giảm, các khớp bị cứng, gây căng cơ, bong gân khớp. Bạn nên khởi động trước khi tập thể dục trong khoảng 5 phút.

Để giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi, bạn nên dành thời gian tập các bài tập thư giãn trước khi kết thúc buổi tập. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mọi người nên dành thêm 5 phút tập các bài tập giãn cơ kết hợp đi bộ nhẹ nhàng, vươn vai hoặc hít thở sâu vào cuối mỗi buổi tập, từ đó giảm dần huyết áp, nhiệt độ cơ thể và nhịp tim.

Quay đầu từ từ

Khi cần quay đầu, bạn cần chú ý giảm tốc độ, xoay cả người thay vì chỉ quay đầu. Việc quay đầu ra sau đột ngột và cử động mạnh rất dễ khiến các mảng xơ vữa bong ra, gây tắc nghẽn các mạch máu, thiếu máu não.

Nếu nhẹ thì có thể bị chóng mặt, kèm các triệu chứng khó chịu khác. Nếu nặng thì có nguy cơ gây ra các cơn cấp tính của các bệnh tim mạch, mạch máu não, thậm chí dẫn đến các triệu chứng nhồi máu não.

Đặc biệt, người già bị thoái hóa đốt sống cổ, cao huyết áp, loãng xương và các bệnh khác còn có thể bị mất thăng bằng và ngã khi quay đầu nhanh.

XEM THÊM: Tác hại không ngờ từ thói quen nhiều người mắc phải

Bên cạnh việc thực hiên 6 việc trên một cách chậm rãi, bạn nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, chăm chỉ tập thể dục, bỏ các thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu và thức khuya để tăng cường sức khỏe.

Bạn cũng nên giữ tâm trạng thoải mái và thư thái, tránh để bản thân căng thẳng và lo lắng hay có thái độ tiêu cực trong thời gian dài.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, những phụ nữ bị căng thẳng hoặc lo lắng có nguy cơ tử vong vì bệnh tim, đột quỵ hoặc ung thư phổi cao gấp 2 lần. Tương tự, nguy cơ tử vong sớm cao hơn gấp 3 lần đối với nam giới thường xuyên lo lắng hoặc căng thẳng.

Nghiên cứu cũng cho thấy, những người bi quan có nguy cơ tử vong sớm cao hơn 42% so với những người lạc quan.

Đinh Kim (T/h)

Tin nổi bật