(ĐSPL) – Ngồi quá lâu, đeo các phụ kiện không phù hợp hoặc dùng điện thoại lâu...là những thói quen tưởng chừng vô hại nhưng chúng lại đang âm thầm tàn phá sức khỏe của bạn mỗi ngày.
Dưới đây là 6 thói quen thường ngày có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bạn:
1. Ngồi quá lâu
Lúc này hay lúc khác, tất cả chúng ta đều dành quá nhiều thời gian ngồi trước bàn làm việc và nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính. Nghiên cứu cho thấy, thời gian ngồi kéo dài có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim, tiểu đường, trầm cảm và một số loại ung thư. Điều mà có lẽ bạn chưa biết là thậm chí tập thể dục đầy đủ cũng không thể đẩy lui được những tác hại của việc ngồi lì suốt 8 giờ.
TS. Travis Saunders, chuyên gia nghiên cứu béo phì và sống lành mạnh cho biết: "Hút thuốc lá có hại cho dù bạn có tập luyện rất nhiều. Ngồi nhiều cũng vậy. Ngồi một chỗ, là một tư thế không tự nhiên của cơ thể, có thể làm giảm lượng máu đến cẳng chân và bàn chân, đồng thời làm cột sống cong dần theo thời gian. Một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Y sinh Pennington kéo dài 12 năm trên 17.000 người Canada đã cho thấy, bất kể tuổi tác, cơ thể, cân nặng hoặc mức độ tập thể dục thế nào đi nữa, những người ngồi nhiều hơn vẫn có tuổi thọ ngắn hơn.
2. Mang giày, áo chíp hoặc túi xách không thoải mái
Những phụ nữ đang cố chịu đau đớn, khó chịu do áo chíp, túi xách hoặc đôi giày thời trang có thể nghĩ rằng mình chỉ làm vậy có một lúc thôi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, sự khó chịu hiện tại của họ có thể dẫn tới những vấn đề lâu dài ở lưng. Ngoài đau lưng, mang áo chíp không phù hợp có thể gây phát ban, viêm gân và thậm chí là bệnh ở đường tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích.
Cho dù những chiếc túi xách cồng kềnh đang là xu hướng hợp thời trang nhất trong năm nay thì các quý cô cũng đừng mang quá nặng trên vai nếu muốn hy vọng tránh được những vấn đề cho chiếc lưng ong. Hội cột sống Mỹ êphụ nữ không nên mang nặng quá 10\% trọng lượng cơ thể trong một khoảng thời gian dài.
Những đôi giày, dép mà chúng ta mang ở chân có ảnh hưởng rất lớn đến dáng người. Trên thực tế, những đôi giày tồi cũng có thể gây thoái hóa cột sống và thậm chí khiến bạn nhanh phải mổ cột sống. Giày cao gót là thủ phạm rõ ràng khi nói tới những lựa chọn giày dép không tốt cho bàn chân và lưng. Giày cao gót gây nguy cơ ngã, trật khớp cổ chân, nhanh thoái hóa các khớp của bàn chân và những vấn đề liên quan với tư thế bất thường”, TS. Michael Perry, Viện Laser cột sống (Mỹ) cho biết.
3. Dành nhiều thời gian vào điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng
Chúng ta có thể không nghĩ rằng việc suốt ngày chúi đầu vào smartphone và máy tính bảng lại gây nhiều tác hại đến thế, nhưng iPosture (tư thế iPhone hay iPad) là rất thật. Sai tư thế do dùng các thiết bị di động không chỉ ảnh hưởng đến những người già mà còn cả những người dưới 24 tuổi, những người thấy khó rời sự chú ý ra khỏi cái iPhone của mình thậm chí là chỉ một tích tắc. Một khảo sát gần đây của tổ chức Simplyhealth (Anh) cho thấy 84\% số người được hỏi ở độ tuổi từ 18 đến 24 bị đau lưng do dành quá nhiều thời gian cho điện thoại, máy tính bảng hoặc máy tính ngay cả khi đi ngủ
“Nghiên cứu cho thấy rằng việc tích cực sử dụng điện thoại thông minh và máy tính bảng có thể làm tăng nhiều vấn đề về sức khỏe - thủ phạm chính là căn bệnh “gù gáy nhắn tin” - tư thế cúi đầu trên điện thoại di động, máy tính bảng hoặc máy chơi game trong thời gian dài”. TS Perry nói thêm. “Theo Forbes, với 2,19 tỷ tỷ đoạn văn bản được người tiêu dùng gửi đi mỗi năm ở Mỹ, sẽ có hàng triệu “bệnh nhân tiềm năng”. Tình trạng căng cổ và vai gây căng cơ và nguy cơ tổn thương cột sống, cũng như thoát vị đĩa đệm, đau nhức cơ hoặc chèn ép dây thần kinh”.
4. Ngủ không đủ
Quỹ Ngủ Quốc gia của Mỹ khuyên người lớn khỏe mạnh dù ở bất kỳ đâu cũng cần ngủ 7 - 9 giờ mỗi tối. Không may là ước tính có 40 triệu người Mỹ không đáp ứng được khuyến nghị này do thời gian biểu dày đặc mỗi ngày. Ngoài nguy cơ gây hại cho sự phát triển thể chất và góp phần vào bệnh béo phì, không đáp ứng được đủ thời gian ngủ cũng cản trở sự phát triển của thần kinh. Nghiên cứu tiến hành tại Đại học Uppsala, Thụy Điển thấy rằng thậm chí chỉ một đêm không ngủ cũng làm tăng những phân tử là dấu hiệu sinh học của tổn thương não.
Joshua Duvauchelle, một giảng viên có chứng chỉ của Hội đồng Tập luyện Mỹ, cho biết: “Nếu bạn có thói quen ngủ ít, thì bạn đang có nguy cơ cao bị tiểu đường, cao huyết áp và nhiều vấn đề khác về sức khỏe. Ở mức độ “phù phiếm” hơn, ngủ ít đồng nghĩa với tăng cân nhiều. Một phân tích trên tạp chí Sleep đã tổng kết 696 nghiên cứu khác nhau trên khắp thế giới và thấy có mối liên quan mạnh giữa thiếu ngủ và tăng béo phì ở cả trẻ em và người lớn.”
5. Ngủ ngày nhiều
Ở trên chúng ta đã nói đến những tác dụng phụ không tốt của việc ngủ thiếu giấc, còn bây giờ hãy nói về việc ngủ quá nhiều. Giấc ngủ trưa có thể là cách hiệu quả để tăng năng suất lao động trong thời gian còn lại trong ngày. Tuy nhiên, ngủ trưa quá lâu có thể gây tác động tiêu cực tương đương.
Các chuyên gia về “nghệ thuật ngủ trưa” gợi ý nên giới hạn thời gian ngủ trưa dưới 30 phút để ngăn cơ thể không chuyển sang giai đoạn ngủ sâu hơn. Ngoài ra, dữ liệu từ một nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên ngủ trưa hơn một giờ mỗi ngày sẽ tăng 32\% nguy cơ chết sớm.
6. Uống nước ngọt
Nhiều người có lẽ không biết về những tác hại do chứng nghiện nước ngọt gây ra cho sức khỏe. Ví dụ, theo một nghiên cứu mới đây của Trường Đại học Harvard, những người uống một lon sô đa mỗi ngày tăng 20\% nguy cơ đau tim. Lượng đường trong một lon sô đa cũng làm tăng nguy cơ bị các biến chứng phổi như hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
“Nếu bạn uống một chút cô ca hay loại nước ngọt yêu thích khác vào bữa trưa mỗi thì có vẻ vô hại”, Duvauchelle giải thích. “Tuy nhiên, trong một năm, chỉ uống một lon sô đa mỗi ngày cũng giống như ăn 9 túi đường nửa cân! Một nghiên cứu trên tờ New England Journal of Medicine theo dõi 120.000 người lớn trong 2 thập kỷ chỉ ra rằng những người uống một cốc nước ngọt mỗi ngày bị tăng cân nhiều. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu khác đã chỉ ra mối liên hệ đồ uống có đường với bệnh tiểu đường, đau tim, bệnh gút và nhiều căn bệnh khác”.