Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

6 điều nhất định phải tránh khi ăn khoai lang kẻo rước bệnh vào người

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Khoai lang là món ăn quen thuộc, chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể nhưng không thể ăn một cách tùy tiện.

Ăn quá nhiều khoai lang

Khoai lang dễ khiến đường tiêu hóa sản sinh lượng lớn carbon dioxide (Co2), ăn quá nhiều sẽ dẫn đến đầy hơi và ợ hơi. Lưu ý, không nên ăn quá nhiều khoai lang khi đói và chỉ ăn mỗi khoai lang vì sẽ dễ dễ dàng kích thích sự bài tiết axit dạ dày, có thể dẫn đến cảm giác khó chịu ở bụng.

Ăn hồng với khoai lang

Hồng và khoai lang nên ăn cách nhau khoảng 5 tiếng trở lên. Nếu bạn ăn hai thực phẩm này cùng nhau, lượng đường trong khoai lang sẽ lên men trong dạ dày, khiến dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn, phản ứng với chất tannin và pectin trong quả hồng, từ đó gây ra sự kết tủa, nghiêm trọng hơn có thể khiến xuất huyết dạ dày hoặc viêm loét dạ dày.

Ăn khoai lang vào buổi tối

Việc ăn khoai lang vào buổi tốt dễ gây trào ngược axit, dẫn đến hiện tượng đầy bụng, nhất là với người già tiêu hóa kém hoặc người có dạ dày yếu. Thêm vào đó, sự trao đổi chất vào ban đêm thấp nên càng khó tiêu hóa, dễ gây mất ngủ.

Thời điểm thích hợp để ăn khoai lang là vào bữa sáng, kèm theo sữa chua hoặc sữa nguyên kem và một chút hạt, ray xanh. Bữa sáng như vậy cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, giúp bạn tràn đầy năng lượng cho cả ngày dài.

Ăn khoai lang khi đói

Nhiều người có thói quen ăn khoai lang khi đói mà không biết đây là hành động cực hại sức khỏe. Khoai lang chứa nhiều đường, nếu ăn nhiều, đặc biệt là ăn lúc đói thì sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng.

Để tránh tình trạng này, bạn cần nấu, luộc, nướng khoai lang thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng thì có thể uống nước gừng để chữa.

Ăn khoai lang sống

Nếu không bị nhiệt phá hủy, màng tế bào tinh bột của khoai lang sẽ rất khó tiêu hóa trong cơ thể. Bên cạnh đó, khi luộc khoai lang, các enzyme trong khoai bị phân hủy. Vì vậy, bạn nên ăn khoai lang chín để tránh tình trạng đầy hơi, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn...

Ăn khoai lang tích trữ quá lâu

Không ít người mua nhiều khoai lang để tích trữ ăn dần vì cho rằng khoai để lâu sẽ ngọt hơn so với khoai mới đào. Thế nhưng, nếu để lâu, lượng nước trong khoai sẽ giảm đi sau khi bốc hơi, còn lượng đường lại tăng lên đáng kể.

Việc nạp quá nhiều đường vốn không tốt cho sức khỏe. Chưa kể, khoai lang để lâu và không được bảo quản đúng cách có thể bị mọc mầm, ăn vào dễ gây nôn mửa và đau bụng.

Một điều cần lưu ý nữa là người có hệ tiêu hóa không tốt, hay bị đầy hơi, trướng bụng cần thận trọng khi ăn khoai lang, không nên ăn quá nhiều, nếu không thì có thể làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, càng sinh hơi trướng bụng.

Đinh Kim (T/h)

Tin nổi bật