Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

5 tổ hợp tên lửa được mệnh danh sát thủ diệt tăng mạnh nhất thế giới

(DS&PL) -

Tổ hợp Cornet-D được coi là ATGM hiện đại và mạnh mẽ nhất trong quân đội Nga. Phiên bản di động vác vai Cornet-D là sự tiếp nối những loại ATGM trước đây.

Tổ hợp Cornet-D được coi là ATGM hiện đại và mạnh mẽ nhất trong quân đội Nga. Phiên bản di động vác vai Cornet-D là sự tiếp nối những loại ATGM trước đây.

Milan của Pháp và Đức

Ảnh: Military - Today.com

ATGM Milan do Pháp phối hợp với Đức phát triển từ năm 1962 và chính thức đưa vào phục vụ trong quân đội vào năm 1972.

Hiện nay, các phiên bản của ATGM Milan đang được sử dụng trong quân đội của hơn 40 nước trên thế giới. ATGM Milan được các chuyên gia quân sự đánh giá có độ tin cậy cao.

ATGM MILAN gồm ba thành phần chính: đạn tên lửa chống tăng, bộ điều khiển ngắm bắn và kính ngắm hồng ngoại. Phiên bản hiện đại nhất Milan ER có tầm bắn lên đến 3km. Phiên bản này được trang bị tên lửa mang theo đạn tandem với kết cấu 2 đầu đạn nổ lõm, có thể xuyên thủng lớp thép dày 1.100mm.

Spike của Israel

Ảnh: RT

Dòng ATGM Spike của Israel được coi là đối thủ chính của ATGM FGM-148 do Mỹ sản xuất trên thị trường vũ khí toàn cầu. Hiện nay, có 17 quốc gia trên thế giởi sử dụng ATGM Spike của Israel.

Loại ATGM này có rất nhiều biến thể. Với tầm bắn lên đến 1.300m và trọng lượng chỉ 14kg, phiên bản Mini-Spike được thiết kế để chống lại lực lượng bộ binh đối phương trong khu vực đô thị đông dân cư.

Trong khi đó, phiên bản Spike-MR có tên lửa dẫn đường bằng hồng ngoại và hoạt động hiệu quả ở khoảng cách lên tới 2,5-3km. Biến thể của ATGM Spike có sức công phá lớn nhất là ATGM tầm xa Spike-LR, có thể xuyên thủng tấm thép dày 900mm ở ở khoảng cách lên tới 5.500m.

Ngoài ra, trong dòng ATGM Spike còn có những biến thể với trọng lượng khá nặng. Đó là phiên bản Spike-ER với trọng lượng 34kg, được đặt trên trực thăng và xe bọc thép hạng nhẹ. Bên cạnh đó, còn có biến thể Spike NLOS 70kg. Spike NLOS được phát triển để tấn công các căn cứ của địch ở khoảng cách lên đến 25km.

BGM-71 TOW của Mỹ

Ảnh: RT

là một tên lửa chống tăng có điều khiển bắt đầu phục vụ quân đội Mỹ từ năm 1970. Nó thuộc loại tên lửa chống tăng thế hệ 2 được dẫn đường bằng dây dẫn.

Người bắn xác định mục tiêu và khóa bằng hệ thống kính ngắm quang học. Sau khi tên lửa rời bệ phóng, một cảm biến quang học liên tục theo dõi đường bay của tên lửa, người điều khiển sẽ điều chỉnh quỹ đạo bay thông qua hai dây dẫn.

TOW tham chiến lần đầu tiên tại chiến trường Việt Nam. Tên lửa có chiều dài 1,17 mét, đường kính 152 mm, trọng lượng phóng 21,5 kg. Với tầm bắn khoảng 4.200 mét, nó có thể phóng từ giá 3 chân hoặc các xe thiết giáp. 

FGM-148 Javelin của Mỹ

Ảnh: Getty

FGM-148 Javelin được phát triển bởi Lockheed Martin và Raytheon vào cuối những năm 1980 để thay thế cho ATGM M47 Dragon, đã ở trong trang bị của Quân đội Mỹ từ năm 1975.

FGM-148 Javelin được chính thức đưa vào sử dụng trong Quân đội Mỹ từ năm 1996. Tổ hợp tên lửa chống tăng thế hệ ba với công nghệ dẫn đường tiên tiến này được chế tạo để tiêu diệt xe bọc thép, cũng như các mục tiêu có tốc độ di chuyển chậm và tầm bay thấp.

Điểm mạnh của tên lửa FGM-148 Javelin nằm ở cơ chế dẫn đường. Tên lửa của tổ hợp này được đang bị đầu đạn dẫn đường bằng hồng ngoại, hoạt động theo nguyên tắc “bắn - quên”. Nhà vận hành tên lửa chỉ cần phát hiện mục tiêu, bấm nút để khai hoả.

Sau đó, anh ta không cần phải theo dõi mục tiêu lẫn hành trình bay của tên lửa, tên lửa sẽ tự động tiêu diệt mục tiêu. Cơ chế hoạt động “bắn-quên” của tên lửa rất hữu ích trên chiến trường giúp người bắn dễ dàng chuyển sang mục tiêu khác mà không cần phải chờ cho đến khi tên lửa trúng đích.

Cornet-D của Nga

Ảnh: AP

Tổ hợp Cornet-D được coi là ATGM hiện đại và mạnh mẽ nhất trong quân đội Nga. Từ thiết kế, phiên bản di động vác vai Cornet-D là sự tiếp nối những loại ATGM trước đây.

Tất cả các thiết bị của tổ hợp này được gắn trên một giá đỡ ba chân. Bệ phóng của loại ATGM này gồm có kính ngắm mục tiêu, hoạt động ở chế độ quang học và hồng ngoại; máy đo khoảng cách laser; thiết bị laser quang học và thiết bị theo dõi tự động.

Cornet-D được thiết kế để tấn công các mục tiêu cố định cũng như di động trên mặt đất, trên biển và trên không. Khi sử dụng các tên lửa điều khiển chống tăng 9M133M-2 và 9M133FM-2, Cornet-D có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách từ 100 đến 8.000m. Phạm vi bắn của Cornet-D có thể lên tới 10.000m nếu lắp tên lửa điều khiển chống tăng 9M133FM-3.

Ngoài ra, Cornet-D không chỉ làm nhiệm vụ đánh bại các mục tiêu trên không có tốc độ di chuyển lên đến 900 km/h và ở độ cao lên đến 9km, mà còn nhắm tới mục tiêu bọc thép hạng nhẹ của kẻ thù.

Các loại tên lửa được trang bị cho Cornet-D đều mang theo đầu đạn tandem với kết cấu 2 đầu nổ lõm, có khả năng chọc thủng lớp thép có độ dày lên tới 1.300mm hoặc xuyên thủng khối bê tông có độ dày 3.000mm.

NGUYỄN QUỲNH (T/h)

Tin nổi bật