Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

4 thói quen xấu trong nhà vệ sinh làm giảm tuổi thọ, điều thứ nhất ai cũng mắc phải

(DS&PL) -

Những thói quen xấu trong nhà vệ sinh hầu hết mọi người đều mắc phải. Ai cũng chủ quan cho rằng chúng vô hại, nhưng thực tế lại tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe

Những thói quen xấu trong nhà vệ sinh hầu hết mọi người đều mắc phải. Ai cũng chủ quan cho rằng chúng vô hại, nhưng thực tế lại tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thậm chí giảm tuổi thọ.

Đọc sách, chơi điện thoại khi đi vệ sinh

Đọc sách hay cầm điện thoại lướt Facebook, chơi game... là một thói quen ẩn chứa vô số hiểm họa đối với sức khỏe.

Dùng điện thoại khi đi vệ sinh làm não bộ quên đi "nhiệm vụ chính" phải làm. Điều này sẽ làm rối loạn chức năng chỉ huy của não, khiến việc dẫn truyền thần kinh bài tiết kéo dài, ức chế ý thức đi đại tiện, từ đó kéo dài thời gian đại tiện.

Ngoài ra, nếu ngồi xổm quá lâu sẽ khiến tắc nghẽn máu tĩnh mạch ở vùng chậu, dẫn đến giãn huyết quản, không những dễ gây táo bón, còn dễ bị mắc bệnh trĩ.

Ngoài ra, dùng sách, điện thoại trong khi đi vệ sinh có thể khiến vi khuẩn dính chúng và trở thành"ổ" vi khuẩn luôn kè kè bên bạn mỗi ngày.

Sử dụng giấy vệ sinh

Giấy vệ sinh không thể loại bỏ hoàn toàn các chất bẩn. Ngoài ra, giấy đặt trong nhà vệ sinh ẩm thấp, thời gian dài có thể bị nhiễm vi khuẩn. Nếu sử dụng liên tục giấy vệ sinh nhiễm khuẩn có thể gây viêm nhiễm vùng kín.

Nên sửa những thói quen xấu để duy trì những thói quen tốt khi đi vệ sinh như:  Rửa tay, đi đại tiện vào buổi sáng...

Đứng dậy quá nhanh sau khi đi vệ sinh xong

Khi ngồi lâu rồi đứng dậy đột ngột dễ gây thiếu máu não tạm thời, làm chóng mặt, hoa mắt, ngã quỵ, đặc biệt là người lớn tuổi, người mắc bệnh huyết áp cao, tim mạch.

Ngoài ra, buổi sáng là thời điểm huyết áp tăng cao. Vì vậy, những người mắc bệnhnày không nên đi đại tiện ngay khi vừa thức giấc để tránh tai nạn.

Để đảm bảo an toàn cho người bị bệnh huyết áp cao, bạn có thể gắn thêm tay vịn bên cạnh bồn cầu làm điểm tựa an toàn, đi vệ sinh xong, nâng người lên từ từ.

Xả nước bồn cầu không đậy nắp

Nếu bạn vẫn mở nắp bồn cầu mỗi khi xả nước thì đã đến lúc phải suy nghĩ lại. Khi xả nước bồn cầu, nước sẽ trôi đi chất thải trong bồn cầu, trộn lẫn với những hạt nhỏ của chất thải chứa vi trùng, vi khuẩn, bắn vào trong không khí.

Các vi khuẩn được đẩy cao lên 25cm sau khi bồn cầu được giật nước mà không đậy nắp, và một lượng vi khuẩn ít hơn tiếp tục được đẩy lên không khí 90 phút sau khi xả nước. Vi khuẩn này sau đó phát tán ra trên thành bồn cầu, dưới sàn nhà vệ sinh và các bề mặt xung quanh.

Việt Hương (T/h)

Tin nổi bật