Cà phê còn quá nóng
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết uồng đồ uống nóng trên 65 độ C có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản.
Thông thường, cách nhà hàng đều phục vụ cà phê ở mức nhiệt từ 63 – 79 độ C. Khi tự pha ở nhà, nhiều người cũng thường dùng nước nóng tới 85 độ C.
Bạn nên đợi khoảng 5 phút sau khi pha cà phê để tránh làm bỏng lưỡi, đồng thời nhiệt độ của đồ uống cũng giảm xuống mức an toàn dưới 65 độ C.
Thiếu ngủ
Theo một nghiên cứu mới đây, caffeine trong cà phê không có tác dụng làm tỉnh táo nếu bạn ngủ ít hơn 5 tiếng/ngày và kéo dài trong 3 ngày liên tiếp. Lý do là vì khi bạn thiếu ngủ, cơ thể sẽ tiêu hao nhiều năng lượng điều hành các hoạt động nhận thức trong khi lượng caffeine không đủ để bù lại.
Việc thiếu ngủ sẽ làm suy giảm đáng kể hoạt động nhận thức. Nếu cảm thấy quá mệt mỏi và buồn ngủ, bạn hãy chợp mắt khoảng 20 phút. Những giấc ngủ ngắn như vậy sẽ giúp bạn tỉnh dậy với một tinh thần phấn chấn, nhanh nhạy hơn.
Đang lo lắng, bồn chồn
Bạn không nên uống cà phê khi đang cảm thấy lo lắng, tâm trạng không tốt vì thức uống này có thể khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Nguyên nhân là do caffeine trong cà phê sẽ kích thích tiêu cực đến hệ thần kinh, dẫn đến sản sinh nhiều hormone căng thẳng cortisol, tác động không tốt tới giấc ngủ, gây mệt mỏi, rối loạn nhận thức.
Hệ miễn dịch của bạn lúc này cũng bị suy giảm, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Để giảm bớt ảnh hưởng của caffeine tới sức khỏe, bạn nên giảm lượng cà phê uống mỗi ngày hoặc chia thành nhiều cốc nhỏ để uống nhiều lần trong ngày. Đặc biệt, không nên uống cà phê khoảng 6 tiếng trước khi đi ngủ.
Sáng sớm
Trong khoảng 2 tiếng sau khi thức dậy, hormone căng thẳng cortisol đang ở mức cao nhất. Uống cà phê vào lúc này sẽ khiến bạn mất năng lượng, không thể tập trung và tỉnh táo để xử lý các công việc trong ngày.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng từ 10h – 12h là khoảng thời gian tốt nhất để uống cà phê. Thời điểm này, hormone cortisol đã bắt đầu giảm xuống và bạn đang ở trạng thái cân bằng.
Đinh Kim (T/h)