Theo Stylecraze, mực có hàm lượng protein, khoáng chất vi lượng và axit béo omega-3. Những chất dinh dưỡng này có lợi cho sức khỏe giúp tăng khối lượng cơ bắp.
Ngoài ra, thông tin từ báo Lao động, mực còn là nguồn cung cấp choline dồi dào sau trứng. Choline là một chất dinh dưỡng vi lượng quan trọng đối với sức khỏe của não và gan.
Đặc biệt, ăn 100g mực có thể cung cấp khoảng 65% nhu cầu selen hàng ngày của cơ thể. Selen là một khoáng chất vi lượng quan trọng có đặc tính chống oxy hóa, giúp cải thiện khả năng miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh về tim mạch và ung thư.
Nhóm người “đại kỵ” với mực, có thèm cũng đừng cố ăn
Những người có cơ địa dị ứng
Người có cơ địa dị ứng là những người đầu tiên không nên ăn mực. Ảnh minh họa
Theo nguồn tin từ báo Sức khỏe & Đời sống, mực là loại hải sản giàu protein, có thể là nguồn gốc gây dị ứng nhất định cho một số người dễ bị dị ứng.
Nếu có lần nào đó bạn phát hiện ra mình bị dị ứng với mực một cách thường xuyên (hễ ăn mực là bị dị ứng) thì nên hạn chế hoặc tránh hoàn toàn món ăn này.
Nếu không kiêng kỵ, có thể gây ra kích ứng da, ngứa hoặc dị ứng gây đau và các triệu chứng khác.
Người bị bệnh về dạ dày và lá lách
Mực có tình hàn nên sau khi ăn cơ thể sẽ lạnh hơn. Ảnh minh họa
Mực quanh năm sống trong nước, bản chất là một thực phẩm thuộc tính lạnh, sau khi ăn món này vào, cơ thể sẽ trở nên lạnh hơn.
Người có bệnh về lá lách và dạ dày hư yếu thường có thể trạng lạnh, nếu tiếp tục ăn thêm lạnh vào sẽ làm cho cơ thể dư thừa hàn khí, từ đó sẽ khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Nếu bạn thuộc nhóm người có bệnh yếu dạ dày, lá lách thì tốt nhất nên hạn chế ăn mực, không ăn những món quá lạnh.
Người mắc bệnh ngoài da
Những người gặp vấn đề về da không nên ăn các món từ mực. Ảnh minh họa
Mặc dù mực là một loại hải sản quý giá, nhưng chúng vẫn là động vật di chuyển tự do dưới nước, sau khi ăn, nó có thể gây ra hoặc làm nặng thêm tình trạng bệnh ngoài da.
Những người mắc một số bệnh như chàm, phát ban hoặc bệnh viêm da thì cố gắng không ăn mực, để không gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các rối loạn ngoài da.
Người bị bệnh gan mật hoặc bệnh tim mạch
Những người bị gan nhiễm mỡ, bệnh ở túi mật, sỏi mật, người có bệnh tim mạch, tăng lipid máu hoặc xơ vữa động mạch thì không nên ăn mực. Ảnh minh họa
Mực là một loại hải sản có hàm lượng cholesterol rất cao, sau khi ăn vào cơ thể, nó sẽ làm tăng cholesterol trong mạch máu.
Những điều cần lưu ý khi ăn mực
Không nên ăn nhiều mực cùng với bia dễ gây bệnh gout
Bia và mực là một sự kết hợp "cấm kỵ". Ảnh minh họa
Ăn mực uống bia là thói quen phổ biến của nhiều người, hầu như không ai nghĩ rằng đây là một sự kết hợp thực phẩm bị cấm kỵ.
Trong thực tế, theo các chuyên gia, dù rằng cách ăn này rất ngon, nhưng do mực chứa một lượng lớn chất bismuth và glucosinolates, trong khi bia rất giàu vitamin B1.
Nếu kết hợp mực với bia, vitamin B1 trong bia sẽ thúc đẩy sự phân hủy và chuyển hóa chất purine nucleotide và các chất khác trong mực, không chỉ dễ dẫn đến bệnh gout, bệnh sỏi, mà thậm chí còn có thể gây ra mẩn đỏ toàn thân, sưng, đau và ngứa.
Không ăn mực sống hoặc chưa được nấu chín kỹ
Hãy ăn các món từ mực đã được nấu chín. Ảnh minh họa
Mực sống hoặc chưa nấu chín có chứa các thành phần peptide, có thể gây rối loạn tiêu hóa sau khi ăn. Khi ăn mực, bạn cần phải đảm bảo làm nóng mực ở nhiệt độ cao cho đến khi nó chín hoàn toàn, để không gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Ngoài ra, theo thông tin từ bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec, không nên ăn mực cũng như các loại hải sản cùng trái cây cùng một lúc vì dễ gây đau bụng. Đặc biệt, trà cũng là loại đồ uống không nên sử dụng ngay sau khi ăn ải sản.
Tương tự như lý do không ăn trái cây sau khi ăn hải sản. Bởi vì trà có chứa acid tannic có thể kết hợp với canxi trong thủy, hải sản để tạo thành canxi không hòa tan.
Cuối cùng, hãy lưu ý rằng hải sản vốn dĩ đã có sẵn tính hàn, do đó khi ăn tốt nhất nên tránh ăn kèm với những thực phẩm mang tính hàn khác (như: rau muống, dưa chuột, dưa hấu, lê, những đồ uống có gas, nước lạnh…) dễ gây cảm giác khó chịu, đầy bụng, khó tiêu.
Nguyễn Linh (T/h)