Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

10 hành vi cho thấy cha mẹ đang chiều con quá mức, phụ huynh cần lưu ý trước khi quá muộn

  • Thùy Dung
(DS&PL) -

Theo các chuyên gia, việc cha mẹ nuông chiều con quá mức có thể gây hại cho trẻ về lâu dài.

Những dấu hiệu cho thấy bạn đang chiều con quá mức:

Ưu tiên đặc biệt

Dù ở nhà có đồ ăn, thức uống ngon hay thứ gì tốt đều để dành cho trẻ hết. Điều này tưởng chừng không có gì nhưng thực tế, nó vẫn có thể khiến trẻ trở nên ích kỷ, tự cho mình là trung tâm, cho rằng việc mình sẽ nhận được những thứ tốt nhất là điều hiển nhiên. Tâm lý này sẽ gây cản trở trẻ rất nhiều trong môi trường học đường, trong cuộc sống cũng như công việc sau này.

Làm thay mọi thứ

Nhiều bậc phụ huynh không cho con mình đụng tay vào làm bất kì việc gì, mọi thứ đều có người lớn làm thay. Hậu quả của hành vi này là trẻ có kỹ năng sống kém, cái gì cũng không lơ mơ, không có tinh thần trách nhiệm.

Khen ngợi quá mức

Khen ngợi phù hợp có thể khích lệ trẻ cố gắng, tuy nhiên, khen ngợi quá mức có thể gây phản tác dụng. Cả ngày sống trong những lời khen: "Con giỏi quá"/"Con thật tuyệt vời"/"Con thông minh quá"... có thể khiến trẻ trở nên kiêu căng, ngạo mạn và không nhận thức được bản thân một cách chính xác, khách quan.

Bảo vệ thái quá

Không ít ông bố bà mẹ nuôi con với tâm lý "nâng trên tay sợ vỡ, ngậm trong miệng sợ tan", làm gì cũng cẩn thận, bảo vệ con một cách thái quá. Hành vi này khiến trẻ có dễ tự ti, nhạy cảm, yếu đuối và dễ phục tùng.

Đáp ứng mọi thứ một cách dễ dàng

Trẻ muốn gì cũng cho, trẻ xin gì cũng đồng ý là hành vi nên tránh. Khi mọi yêu cầu đều được đáp ứng một cách quá dễ dàng sẽ khiến trẻ thiếu đi nhận thức về giá trị, về lòng biết ơn cũng như khái niệm cho - nhận.

Bao che lỗi lầm

Khi trẻ mắc lỗi, trẻ không bị phạt, thay vào đó lại được bênh vực một cách mù quáng. Điều này dẫn đến việc trẻ trốn tránh trách nhiệm, không biết hối lỗi và dễ mắc cùng một sai lầm hết lần này đến lần khác.

Bênh ra mặt

Khi mẹ đang dạy con thì bà đến bênh: "Thằng bé còn bé tí thế thì biết cái gì". Khi mẹ đặt ra nội quy, bố lại đến gây rắc rối: "Gì mà nghiêm khắc với con thế".

Sự bất đồng trong phong cách giáo dục của người lớn, hành vi bênh vực công khai dù không biết đúng sai ra sao sẽ khiến trẻ bướng bỉnh hơn và tự do làm bất kì điều gì chúng muốn.

Thỏa hiệp dễ dàng

Nếu trẻ có thể có được mọi thứ chúng muốn bằng cách khóc và lăn lộn thì chúng sẽ sinh ra tật xấu là đòi hỏi quá mức. Chúng biết phải làm gì để cha mẹ thỏa hiệp và giới hạn của việc vòi vĩnh sẽ càng ngày càng cao, không bao giờ biết hài lòng.

Thói quen sinh hoạt kém

Một hành vi cho thấy phụ huynh đang chiều chuộng con vô độ chính là việc không chú ý rèn luyện thói quen sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi cũng như ăn uống của trẻ. Hậu quả của việc này là trẻ trở nên lười biếng, sinh hoạt vô tội vạ, không có chí tiến thủ.

Làm gì cũng cần "giao dịch"

Cha mẹ cũng không nên "giao dịch" với trẻ quá thường xuyên. "Giao dịch" ở đây được hiểu là ra giá cho mọi việc trẻ (cần và phải) làm, chẳng hạn như "Nếu con làm xong bài tập thì mẹ sẽ mua gà rán cho con", "Nếu con được điểm 10 thì mẹ sẽ cho con tiền"... Thói quen này cho cha mẹ khiến trẻ dần mất đi hứng thú học tập, làm gì cũng lấy tiền bạc và phần thưởng ra để trao đổi.

Nếu bạn không chắc chắn liệu mình có đang nuông chiều con mình quá mức hay không, chuyên gia Lauren Silvers, nhà tâm lý học trẻ em tại FamilyWise Northwest (Mỹ) cho biết bạn có thể làm bài kiểm tra với 4 câu hỏi sau:

1, Những gì tôi đang làm có cản trở việc con học những kỹ năng hỗ trợ sự phát triển của chúng không?

2, Tôi có đang dành một số tiền quá lớn so với khả năng, ngân sách gia đình cho con không?

3, Những lựa chọn tôi đưa ra có mang lại lợi ích cho chính tôi hơn là cho con không?

4, Hành vi của trẻ có khả năng gây tổn hại cho người khác, xã hội theo cách nào đó không?

Nếu bạn trả lời "Có" cho bất kỳ câu hỏi nào trong số đó, bạn có thể đang chiều chuộng con mình đến mức có thể gây tổn hại cho trẻ.

Để trẻ thực hiện những nhiệm vụ phù hợp với sự phát triển có thể dạy cho chúng những bài học quan trọng trong cuộc sống, như cách giải quyết vấn đề để vượt qua những khó khăn. Tương tự, nó giúp trẻ tự đặt ra các quy tắc cụ thể và sau đó tuân thủ chúng.

Nếu bạn đã quá nuông chiều con mình trong một thời gian, việc bắt đầu thiết lập các quy tắc sẽ gây ra phản ứng khó chịu. Tuy nhiên, về lâu dài, nó sẽ giúp con bạn trở thành một người lớn có trách nhiệm và độc lập.

Theo triệu phú Barbara Corcoran, người dẫn chương trình Shark Tank của Mỹ, các bậc cha mẹ thường cảm thấy khó khăn trong việc từ chối yêu cầu của con, nhất là khi họ có đủ điều kiện. Tuy nhiên, nên nhìn xa trông rộng rằng trẻ có thể bị hư hỏng khi lớn lên. Corcoran thường khuyến khích các con của cô kiếm việc làm nếu chúng muốn mua thứ gì đó.

Hệ lụy của việc cha mẹ quá nuông chiều con

Khả năng chịu đựng thấp

Khi đứa trẻ nhận được thứ mình muốn chỉ bằng cách yêu cầu, không cần bất kỳ nỗ lực nào, chúng sẽ khó chấp nhận khi bị từ chối. Chúng sẽ bực bội khi không đạt được điều mong muốn, thậm chí là suy sụp bởi khả năng chịu đựng áp lực kém.

Không biết giá trị của công việc, nỗ lực, kiên nhẫn

Nếu trẻ dễ dàng nhận được những gì mong muốn, bạn sẽ không dạy cho con tầm quan trọng của nỗ lực và làm việc. 

Tương tự, trẻ cũng không nhận được giá trị cơ bản của sự kiên nhẫn và chờ đợi để đạt được thành công.

Thậm chí, sự thất vọng có thể dần dần biến thành sự tuyệt vọng cũng như hoang mang khi phải đối diện với sự bất ngờ.

Giận dữ liên tục

Quen có tất cả, con sẽ luôn muốn nhiều hơn nữa. Cùng với đó, những cơn giận dữ sẽ liên tục xuất hiện đi kèm với mức độ đòi hỏi ngày càng cao. Đặc biệt khi trẻ lớn và gặp phải sự khước từ trong các mối quan hệ xã hội khác.

Phụ thuộc

Trẻ sẽ không thể phát triển tính độc lập nếu được mãi nuông chiều, chu cấp theo mọi yêu cầu cá nhân. Thói quen phụ thuộc cứ thế sẽ theo trẻ trong thời gian phát triển tính cách, khiến cho cách tư duy lẫn hành động của trẻ trở nên ỷ lại, ngại việc khó, ngại tìm phương án xử lý vấn đề. Đặc biệt, khả năng phát triển, định hướng, quyết định theo đuổi mục tiêu cuộc sống trong tương lai của trẻ sẽ dần bị hạn chế.

Thùy Dung (T/h)

Tin nổi bật